Trang

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

THƯ GỬI CON TRAI

NHỮNG BỨC THƯ GỬI CON TRAI (1)

Kỳ Vũ con !

Cảm ơn con đã đã tỏ ra lo lắng khi biết tin bố ốm.
Không biết ai báo tin bố bị ốm cho con vì bố không báo tin cho ai cả.Những năm bố còn công tác khi bố bị ốm bố cũng không báo cho ai .Bố tự đi bệnh viện theo chế độ của nhà nước và khi khỏi bố lại trở về công tác bình thường.Từ khi bố nghỉ hưu bố rất ít khi ốm. Bố thường xuyên đi chơi chỗ này chỗ nọ thăm bạn bè, người thân, thậm chí đi du lịch hoặc tham gia các hội thảo thơ , câu lạc bộ thơ ….
Những lần về Hà Nội bao giờ bố cũng nghĩ đến con đầu tiên kể cả lúc con chưa có gia đình và bây giờ con đã có gia đình cũng vậy.
Bao giờ bố cũng muốn về chỗ con song thật tình bố cảm thấy không thật thoái mái .Nhiều lần con tỏ ra khó chịu chẳng những vẻ mặt bề ngoài không được  vui vẻ mà ngay cả cách xử sự khi tiếp bố cũng không được tự nhiên.Không ít lần con đã phải xin lỗi bố vì con xúc phạm bố và bố cũng đã phải xin lỗi con vì làm phiền đến con! Thành ra bố cảm thấy bố như "người khách bất đắc dĩ"của con! Mặc dù vậy những ngày gần đây khi bố về Hà Nội bố vẫn đến thăm các con và cháu nội mặc dù con tiếp bố theo cách nào cũng được.Bố nhớ nhất lần chú Bảo và chú Trại (năm nay đã hơn 80 tuổi ,(cũng đã có mặt trong lễ cưới của con) bố mời vào dịp Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng năm 2010) để mong gặp mặt con nhưng con không về .Cùng dịp đó một người bạn cùng lớp Đại học với bố biết bố ở Hà Nội (ở nhà con nên đã đến mời đến nhà để ăn Tết nguyên tiêu khi ấy bất chợt con về nhìn thấy bạn bố con chỉ kịp chào hỏi rồi bỏ đi (không biết vì lý do gì).Lát sau con về bố vẫn phần các thứ bố đã dặn con mua hôm Nguyên tiêu nhưng con không ăn gì và nói rằng :Con đã ăn rồi (không biết con ăn ở đâu ).Khi bố đã đi nằm nghỉ con còn vùng vằng nói rằng :Những người thân anh em bên bố cả đời không đến thăm con thì con sẽ chỉ coi như "người dưng"!Thử hỏi những người này chỉ về thăm ông và bố ở trên quê Vũ Yển trong những dịp giỗ Tết mà những dịp đó con rất ít khi về thậm chí những dịp giỗ Ông, Bà con không về một lần nào thì làm sao con gặp được họ? Bố không hiểu con nói như vậy theo ý nghĩa nào ? Vì sao lại coi họ là người dưng? Vì con có chỗ ở nên họ mới đến thăm con( dù là lần đầu tiên) với điều kiện bố có mặt ở nhà con.
Lần gần đây nhất bố đi dự LỄ HỘI LỤC BÁT (nhân tiện hoàn lại số tiền bố đã mượn của con) Con hỏi ngay rằng bố ở đây mấy ngày chắc con nghĩ bố sẽ gây phiền toái cho con hoặc con có kế hoạch đi đâu đó.Khi ấy chỉ có hai bố con(vì mẹ con và vợ con con đang ở trên quê) Bố hy vọng dịp đó có thể nói chuyện với con nhiều hơn song ngay trong lúc ăn cơm con đã nói ngay rằng :con coi "bố như người ngoài"!(chắc còn nhạt nhẽo hơn cả “người dưng”) hoặc con "cảm giác bố như người ngoài ".Điều này con cũng nên giải thích kỹ để bố hiểu được ý con.Bố đã đọc cuốn LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG( mà con đã cho bố mượn).Chắc cảm giác của con cũng như LÊ VÂN đối với bố mình. Nếu quả là như vậy thì thật là bất hạnh cho cả bố và con vì LÊ VÂN là diễn viên điện ảnh nổi tiếng còn coi khinh bố mình là NGHỆ SĨ NHÂN DÂN Trần Tiến đến như vậy thì một THẠC SĨ như con sẽ coi khinh bố mình là MỘT ÔNG GIÁO QUÈN đến mức nào?!
Bố đã đến chỗ con chắc chưa đến mươi lần và không biết bố sẽ còn đến chỗ con được mấy lần nữa (mặc dù con đón tiếp bố như thế nào ).
Lần này con muốn đến thăm bố trong lúc bố đang đau ốm không biết bố phải tiếp con theo cách nào vì với tâm thế của người mà con coi là “người ngoài”(như lời con thốt ra )con đến thăm bố sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bố .Vì vậy tốt nhất con chờ bố khỏe lại con sẽ đến thăm bố. Lúc khỏe bố con đã không nói chuyện được với nhau ( tạm gọi là khắc khẩu) thì lúc đau ốm này phỏng nói được chuyện gì?
Con hãy dành thời giờ chăm sóc cho mẹ con, vợ con và con con con là đã đủ mệt lắm rồi. Còn đối với bố vì đã không làm được gì cho con nên bố không đòi hỏi gì ở con kể cả tình cảm , tiền bạc và những thứ khác... Bố chỉ để lại cho con cái tên Kỳ Vũ là thứ qúi giá nhất mà bố có được ấy vậy mà trong lễ cưới của con con cũng vứt bỏ , dùng cái tên Đinh Vũ lạ hoắc để trương lên phông ngày cưới.Không hiểu đấy là lỗi dốt nát của kẻ con thuê cắt chữ hay là chủ ý của con?!
Tất cả các tên các con và kể cả tên của cháu đó là những tuyên ngôn của bố, những mong ước ước của bố không những cho gia đình ta mà cho cả cộng đồng.Mỗi cái tên đều được minh họa bằng một bài thơ . Dù con không thích thơ hay không hiểu thơ thì ít ra con cũng nên biết ý nghĩa chính mà bố ký thác vào tên các con. Ví dụ tên con là tên của hai quê hương : Quê Cha Đất tổ nơi ông bà , bố mẹ sinh ra (Vũ Yển hay còn gọi làng Ẻn) và nơi con sinh ra ( Yên Kỳ coi như quê thứ hai vì 2 lần chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ông bà đã ở đó).Tên em Minh Lương (tên của bài thơ của Lê Thánh Tông) với ý nghĩa khái quát là mong sao cho xã hội này có Vua sángTôi hiền v..v...Còn tên cháu nội cũng đã được minh họa bằng 2 bài thơ (không biết con đã đọc chưa ,bố đã đưa cho Ngoan ngay sau khi các con sinh cháu).Thái độ dè bỉu thơ và không đếm xỉa gì đến ý thích của của bố về thơ nói chung và những“bài thơ bố làm lấy” của bố của con con nên xem xét lại
Không gì bất hạnh bằng bố con không hiểu nhau. Đây là bức thư khá dài lần đâu tiên bố bộc bạch với con vài điều. Còn những điều khác bố sẽ  dần dà kể cho con nghe vì sao bố mẹ lấy nhau , vì bố mẹ bỏ nhau để cho các con khỏi phải suy nghĩ mà buồn phiền và oán trách bố mẹ. Bố tin rằng nghe xong câu chuyện bố sẽ viết cho con sau này( có thể in thành một cuốn tiểu thuyết ) và khi ấy con sẽ hiểu được bố.
Người ta nói TAM THẬP NHI LẬP (ba mươi tuổi lập thân) Điều đó con đã làm được. TỨ THẬP NHI BẤT HOẶC (bốn mươi tuổi không còn điều gì nghi hoặc nữa).Bây giờ con đã 38 tuổi (tuổi âm lịch Ât Mão con đã 39 tuổi). Con còn nhiều điều nghi hoặc nhất là về bố . Bố sẽ cố gắng kể thật trung thành để các con nghe bởi bây giờ con chỉ nghe về bố thông qua những người khác nhất là những người đố kỵ với bố hoặc không hiểu gì về bố mình (ví dụ như  Lê Vân hiểu sai về về bố mình một cách thậm tệ.Theo bà Lê Mai mẹ của Lê Vân nói khi cuốn  truyện  LÊ VÂN YÊU VÀ SỐNG xuất bản  được bán đắt như tôm tươi người ta đã phỉ nhổ vào mặt Lê Vân hay cách goi khác là “ném đá” Lê Vân và Lê Vân  đã gặp lại bố mình khóc và quỳ lạy xin lỗi ông vì hiểu sai ông một cách thậm tệ). Chẳng biết đó là cách đánh bóng tên tuổi mình hay không, song Lê Vân xứng đáng được gọi là đứa con MẤT DẠY hay BẤT HIẾU). Những lời nói xúc  phạm bố mẹ nhiều lần  cộng lại và những cử chỉ bất hiếu dẫn đến những hành động bất hiếu. Mà tội BẤT HIẾU là tội lớn nhất trong các tội theo thuyết nhà Phật. Mười bốn điều Phật dạy bố đã treo ngay trước bàn thờ ông bà không biết con có để ý không?
Bố cố gắng làm theo những điều này chắc rằng sẽ có những điều không được hoàn hảo.. Song đối ông bà bố không một lần nào bố xúc phạm ông bà kể cả lời nói và hành động..
Bố cũng mong rằng các con cũng đừng phạm những sai lầm để mang tội bất hiếu.
Thư bố viết đã dài con chịu khó đọc và ngẫm nghĩ. Có điều gì bố nói chưa phải con mạnh dạn trao đổi lại.
Cuối cùng chúc con luôn vui khỏe đừng lo gì cho bố .
Bố xin con đừng gặp bố trong lúc này . Khi nào cần bố sẽ gọi cho con. Trong đời một con người trải qua 4 giai đoạn SINH, LÃO, BỆNH ,TỬ .Bố đang ở giai đoạn thứ 3 . Bố bình tĩnh đón nhận . Bố coi việc đi  chữa bệnh như “một cuộc du lịch đặc biệt” để trải nghiệm mình bằng cả thể xác và tâm hồn qua các bệnh viện. Còn con, bố nhắc lại một nữa chỉ cần lo cho mẹ con, vợ con và con con cho chu đáo là bố mừng rồi.

Chào con

Bố của con
Đinh Duy Đang

THƯ GỬI CON TRAI (2)
Kỳ Vũ con!
Trong thời gian này nằm trong bệnh viện bố tận dụng để viết cho con. Con hãy lần lượt đọc một cách chậm rãi và kiểm chứng qua các văn bản mà bố sẽ gửi kèm theo và qua các người con quen biết trong đó có cả các anh em bên nội bên ngoại của ông bà bên bố và bên mẹ con.
Con hãy đọc bức thư sau của bố viết cho ông bà (đây là bức thư duy nhất bố còn giữ được khi bố tốt nghiệp Đại học năm 1969) để hiểu được vì sao bố trở về quê hương để công tác và quá trình công tác của bố diễn ra thế nào .
THƯ GỬI CHA MẸ (viết năm 1969)
Thầy Mẹ kính mến!
Chiều qua con vào trường để nghe kết qủa tốt nghiệp và phân công tác.
Con được phân công tác ở tỉnh nhà nhưng chưa rõ về trường nào.Khoảng mùng 4 tháng 9 mới nhận công lệnh nên hiện nay con vẫn phải chờ ở Hà Nội.
Hôm qua ở trường về đến  nhà  thì chị Tấn (chị gái bác Đinh Văn Long hiện đang ở Cầu Diễn mà hôm bố và con đi mời cưới con đã biết ) đã ngược rồi nên con không kịp viết thư đưa tay cho chị Tấn.Hôm nay con tranh thủ viết thư báo cho thày mẹ biết là con sẽ được công tác ở gần nhà, gần bố mẹ -một khối tình cảm lớn của đời con.
Thày mẹ ạ!Lẽ ra như ở hoàn cảnh khác con sẽ xin công tác khác và ở xa. Những công tác khác  sẽ phù  hợp với khả năng và mơ ước của con hơn.Nó sẽ mở mang kiến thức và sẽ phát huy khả năng sẵn có của con . Tương lai trước mắt sẽ rạng rỡ biết bao.
Thày mẹ ơi , khi nhận được tin con đỗ và được công tác gần nhà chắc thày mẹ và anh em họ mạc  đều mừng cho con. Nói cũng ai cũng vui vẻ  cả vì con mình cháu mình qua mười mấy trời đến hôm nay đã đạt kết qủa tốt đẹp.
Nhưng thày mẹ ơi , lẽ ra con phải mừng hơn ai hết , con chẳng muốn buồn một cút nào mà sao con vẫn thấy buồn buồn sau khi nhận được sự phân công tác về Vĩnh Phú(tên cũ của tỉnh Phú Tho sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ) và tất nhiện nhiên sẽ làm nghề dạy học.Trong khi đó bạn con đứa được phân công ở bộ này, bộ nọ, cơ quan này ,cơ quan khác ...
Nhưng nghĩ cho cùng dù làm việc này hay việc khác  đều là phục vụ nhân dân cả. Làm ở gần hay ở xa đều là tốt cả miền là mình có lòng  quyết tâm cho tinh thân vươn lên.
Thày mẹ kính mến!
Con  suy nghĩ rất nhiều trong khi chọn ngành nghề và nơi làm việc.
Điiefu này chắc thầy mẹ đã hiểu quá trình học tập và những lần nói chuyện và qua những bức thư của con.Cho đến bây giờ con vẫn nghĩ nghề thầy giáo
là phù hợp hơn cả.Không lẽ gì con từ chối và hôn tránh trách nhiệm to lớn là trồng “cây tâm hồn” đó được.Còn về phần về địa phương công tác con cũng suy nghĩ rất  nhiều. Ai cũng muốn công tác ở Hà Nội, Hải phòng, cơ quan này, cơ quan khác vì tương lai sau này sẽ rạng rỡ hơn nhất là được tiếp với những gì văn minh nhất ở thủ đô con người ngày sẽ sáng sủa thêm ra.Nhưng nghĩ cho cùng như thế thì hơi “cầu anh hương lạc.”
Con cứ nghĩ đơn giả là: “Ta về ta tắm ao ta .Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.Cho nên con xin về Vĩnh Phú ,nơi quê hương thân thiết của mình, nơi thày mẹ đang sông và làm ăn , nơi con sinh ra và lớn lên.Và đây là lần thứ hai con  gạt bổ cơ hội tốt để sông cầu an lấy một mình.( Lần thứ nhất bố bỏ cơ hội tốt là khi học phổ thông bố và 12 người khác được chọn đi học nước ngoài . Lúc đó tiêu chuẩn chọn đi học nước ngoài và Đai học là những người học giỏi và hạnh kiểm  tốt chứ không phải thi như bây giờ . Sau khóa học của bố và sau một khóa nữa mới  bắt đầu  có chế độ thi Đại học.Bố đã làm xong lý lịch song khi biết Ông Bà bị chính quyền địa phương “đẩy “ đi “quê hương mới” bố đã rút đơn không đi nữa vì sợ rằng nếu đi nước ngoài không biết lúc về có còn ông bà không vì đó là năm 1965 chiến tranh rất ác liệt . Ông bà sinh 5 lần nhưng cuối  chỉ còn mình bố . Bố là con “cầu tự” . Ông bà phải về Đền Kiếp Bạc nơi thờ Đức Thanh Trần (tức Trần Hưng Đạo) để cầu tự. Bố được ông bà kể lại thế nên mới giũa được bố. Những người đẻ trước trước bố chỉ nuôi được một thời gian ngắn khi biết ngồi khoảng 3 tháng là chết. Sau này đẻ thêm cô Địch (1947 bằng tuổi bá Liêm)  đến năm 13 tuổi cũng chết đó là năm 1960.Năm sau để tránh sự buồn bã  ông bà trở về Vũ Yển để rồi năm 1965 ông bà lại phải đi vào Yên Kỳ lần thứ 2 theo cái gọi là đi là“quê hương mới”.Thực chất  là đi sơ tán để tránh bom đạn trong thời kỳ Chiến tranh chống Mỹ. Lần thứ nhất ông bà đã từng tản cư ( cũng như sơ tán nhưng lâu dài hơn .Ông bà đi vào Yên Kỳ lần thư nhất từ năm 1950 vì Pháp ném bom ở Vũ Yển. Lúc đó bố mới 5 tuổi , cô Địch 3 tuổi. . Khi  bố đã học xong lớp 10 và được cử đi học nước ngòai như đã kể ở trên. Lần thứ hai bố từ chối khi được giữ lại trường sau khi tốt nghiệp Đại học. Cũng chỉ vì nghĩ đến ông bà như nôi dung bức thư gửi cho ông bà ).
 Con muốn về với gia đình được sống gần thầy mẹ nguồn hạnh lớn lao nhất. Con sáp được về gần thầy mẹ rồi. Thầy mẹ hãy giang tay đó đứa con duy nhất , niềm viu và niềm đau khổ của thầy mẹ nhé.Con muốn nói nhiều hơn nữa , nói hết suy nghĩ của mình để thầy mẹ hiểu lòng con song con nghĩ  không bao giờ nói hết được. Con tạm dừng bút chúc thầy mẹ khỏe.
Sau khi nộp đơn ở cơ sở mới con xin phép về nhà và sẽ nói chuyện nhiều.

       Con của Thầy Mẹ.
Đanh Duy Đang

Kỳ Vũ con !
Con hãy đọc kỹ bức thư này. Có thể những suy nghĩ của bố lúc đó không giống như con lúc ra trường cũng như bây giờ . Song đớ là những tình cảm chân thành và nhũng suy nghĩ thực của bố. Con có thể tham khảo hoặc phê phán , nhận xét và rút ra bài học cho mình.
Con cũng có một bức thư duy nhất cho bố năm con 17 tuổi viết trước ngày cưới chi Hương (lúc bố đang học tiếngAnh ở Việt trì).Bức thư đó hiện giờ bố không tìm thấy đâu cả.Không biết bây giờ ở đâu. Chị Hương nói là cũng đã đọc bức thư của con khi bố để chung vào tập thư từ không lẫn lộ hay đã mất.
Bố chỉ nhớ mang máng rằng con muốn tâm sự với bố nhiều điều.
 Đây là dịp con có thể  tâm sự với bố  kể cũng chưa muộn. Nếu con có thời gian con viết ngay lúc này cũng được . nếu con bận rộn quá không viết được thì để lúc khác. Thậm chí con không viết gì cả mà chỉ báo cho bố biết rằng con đã đọc những bức thư của bố..
Chúc con luôn vui vẻ và công tác tốt ,lo cho cuộc sống của ba người gần gũi con nhất đó là mẹ con ,vợ con và con con sao cho thật tốt là bố yên tâm và vui rồi. Con đừng lo gì cho bố cả trong thời gian này.Ở đây đã có các thầy thuốc tốt , điều kiện tốt để điều trị cho bố. Chị Việt Nga là trưởng khoa thần kinh trực tiếp điều trị cho bố . Ngoài ra con còn có anh Hiếu, Cháu Giang(con anh Mạnh (ở Viện Lão khoa),Linh (con chị Hồng (em anh Mạnh là sinh viên năm thư 3 cũng học ở đây. Có gì bố sẽ nhờ các cháu trước hết những việc lặt vặt. Nếu có gì khó khăn hơn bố sẽ gọi cho con. Con không phải đi lại nhiều để mất thời gian. Bố về đây cũng một phần để con khỏi lo theo ý của con.Con cứ yên tâm công tác và bố cũng yên tâm điều trị. Khi nào ra viện bố sẽ thăm các con và cháu.

Bố của con
Đinh Duy Đang






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]