Trang

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

THƯ GỬI MẸ

THƯ GỬI MẸ 

Nguyên bản tiếng Nga

Сергéй Алексáндрович Есéнин (1895- 1925)

Письмо к матери

Ты жива еще, моя старушка?

Жив и я. Привет тебе, привет!

Пусть струится над твоей избушкой

Тот вечерний несказанный свет
.
Пишут мне, что ты, тая тревогу,

Загрустила шибко обо мне,

Что ты часто ходишь на дорогу

В старомодном ветхом шушуне.

И тебе в вечернем синем мраке

Часто видится одно и то ж:

Будто кто-то мне в кабацкой драке

Саданул под сердце финский нож.

Ничего, родная! Успокойся.

Это только тягостная бредь.

Не такой уж горький я пропойца,

Чтоб, тебя не видя, умереть.

Я по-прежнему такой же нежный

И мечтаю только лишь о том,

Чтоб скорее от тоски мятежной

Воротиться в низенький наш дом.

Я вернусь, когда раскинет ветви

По-весеннему наш белый сад.

Только ты меня уж на рассвете

Не буди, как восемь лет назад.

Не буди того, что отмечталось,

Не волнуй того, что не сбылось, -

Слишком раннюю утрату и усталость

Испытать мне в жизни привелось.

И молиться не учи меня. Не надо!

К старому возврата больше нет.

Ты одна мне помощь и отрада,

Ты одна мне несказанный свет.

Так забудь же про свою тревогу,

Не грусти так шибко обо мне.

Не ходи так часто на дорогу

В старомодном ветхом шушуне.


THƯ GỬI MẸ
Xec gây Ê xê nhin
Con vẫn khỏe, con đây, thưa Mẹ
Nơi quê nhà Mẹ khỏe hay không?
Ngôi nhà nho nhỏ gỗ thông
Chiều hôm nắng vẫn ấm nồng mái hiên?
Người ta bảo Mẹ hiền quá đỗi
Giấu ưu phiền nông nỗi về  con
Thường hay tha thẩn đường thôn
Vai gầy mang mảnh áo sờn như xưa
                        Thảng thốt khi gió lùa khe cửa
Bao lắng lo chất chứa bấy lâu
Tưởng rằng vì chuyện không đâu
Ai đâm con ở  tửu lầu đêm qua
Đêm khắc khoải chắc là  mộng mị
Qúa thương con mẹ nghĩ thế thôi
Con đâu chết chẳng để lời
Rượu ,con cai đã lâu rồi, không say
Mẹ ơi! Con như ngày xưa ấy
Vẫn hiền hiền , bấy bấy thế thôi
Ươc từ bỏ nỗi đau đời
Xa dần tục lụy để rồi về quê
Đầu mùa xuân xum xuê hoa nở
Thương Mẹ hiền con nhớ về thăm
Mẹ đừng như trước, tám năm
Đừng đánh thức lúc con nằm ngủ ngon
Đừng gợi lại đau buồn Mẹ nhé
Những ê chề thời trẻ của con:
Biết bao bầm dập,tủi hờn
Đắng cay, cơ cực, vui buồn, đớn đau
Đừng dạy con nguyện cầu chi cả
Bao sạn chai buốt giá từ lâu
Chỉ tình yêu Mẹ thẳm sâu
Như vầng dương tỏa trên đầu sáng soi
Mẹ luôn khỏe,vui tươi, Mẹ nhé!
Con cầu mong Mẹ thế luôn luôn
Đừng lo lắng quá về con
Đừng mang manh áo cũ sờn  như xưa .
DIZIKIMI dịch
 


Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

BỘ ẢNH QUÝ VỀ TRƯỜNG SA

Bộ ảnh vô giá về cuộc sống và chiến đấu ở Trường Sa năm 1988

(Ngày đăng: 14/5/2014 16:42)
     Tháng 5/1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma 14/3/1988. Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”. 39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn. Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng 5/1988.

Các chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn (năm 1988 còn gọi là đảo Trường Sa)
 
Ngày 29/3/2014 là ngày kỷ niệm 39 năm giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, bất ngờ phối hợp cùng với một số đơn vị của Quân khu 5 tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là trang chói lọi trong lịch sử nước nhà, là tiền đề để ngày hôm nay chúng ta tiếp tục giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tháng 5/1988, Bộ Quốc phòng cùng với Quân chủng Hải quân tổ chức một chuyến ra thăm Trường Sa trên 2 tàu 861, 961, nhân dịp 13 năm giải phóng Trường Sa và ít ngày sau chiến sự Gạc Ma 14/3/1988.
 
Trên chuyến đi ấy có nhà báo Nguyễn Viết Thái, khi ấy là phóng viên phụ trách mảng nội chính, quân đội của báo Phú Khánh, và ông đã ghi lại những hình ảnh quý giá về cuộc sống của những chiến sĩ ở Trường Sa những ngày tháng ấy. Những người lính mà theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Viết Thái là “thiếu thốn nhiều thứ, lưng đội nắng cháy, đối mặt với sóng dữ, vô vàn hiểm nguy nhưng vẫn lạc quan, lãng mạn vô cùng”.
39 năm sau khi giải phóng quần đảo Trường Sa, đời sống của những chiến sĩ nơi đây bớt thiếu thốn, khó khăn hơn. Ngược dòng thời gian 26 năm trước, những bức ảnh của nhà báo Nguyễn Viết Thái đã ghi lại đời sống của những người lính đảo ngày ấy, tháng 5/1988. Thethaovanhoa.vn xin gửi đến quý độc giả những hình ảnh ấy, để độc giả có thể hình dung được những gian khổ, hiểm nguy, khó khăn của những người lính đảo đang ngày đêm bảo vệ đảo xa nơi đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc thân yêu. Bản quyền toàn bộ hình ảnh thuộc về nhà báo Nguyễn Viết Thái.
 
 
Ngày 4/5/1988, đoàn công tác khởi hành từ Cam Ranh (Khánh Hòa) trên 2 tàu 961 và 861. Trong đó, tàu 961 chở đoàn phóng viên, quay phim, văn công, nhạc sĩ và một số sĩ quan các binh chủng còn tàu 861 chở Đại tướng Lê Đức Anh (khi ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) và Đô đốc Giáp Văn Cương (Tư lệnh Hải quân) cùng nhiều sĩ quan cao cấp của các binh chủng.
 
 
 
Sau hành trình hơn 250 hải lý, đến 8 giờ ngày 6/5, đoàn đến điểm đầu tiên của chuyến công tác, đó là đảo Đá Lát. Tại đây, nhà báo Nguyễn Viết Thái đã chụp được bức ảnh này và đặt tên là “Chiến sĩ trẻ trên đảo Đá Lát”. “Đây là một trong những bức hình tôi tâm đắc nhất chuyến đi, vì nó thể hiện được sự lạc quan của những người lính trẻ trước nắng cháy đảo xa và vô vàn hiểm nguy nơi đầu sóng, ngọn gió” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái chia sẻ.

 
Điểm đến tiếp theo là đảo Trường Sa Lớn (khi ấy còn gọi là đảo Trường Sa).
 
 
 
Những người lính đào công sự trên đảo Trường Sa Lớn. Tinh thần sẵn sàng chiến đấu luôn được đề cao…
 
 
…điều đó thể hiện ở những bữa cơm vội vã ngay trên mâm pháo như thế này.
 

 
 
Tháng 5/1988, toàn cảnh đảo Phan Vinh – hòn đảo mang tên người thuyền trưởng tàu không số.

 
 
Đại tướng Lê Đức Anh (đeo kính, ngồi giữa) và Đô đốc Giáp Văn Cương (ngoài cùng, bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh.
 

Chiến sĩ trên đảo Phan Vinh dùng lưới bắt cá.
 
 
 
Toàn cảnh đảo Thuyền Chài. Từ trái qua là nhà cao chân (cách gọi của lính đảo), làm bằng gỗ với các chân bằng gỗ, rộng chừng 30m2, lợp mái tôn, sàn ghép gỗ. Tiếp theo là nhà lâu bền thế hệ đầu tiên, làm bằng đá chẻ. Cuối cùng là một chiếc xà lan (anh em lính đảo khi ấy thường gọi là pông – tông), được neo chặt xuống rặng san hô bằng nhiều chiếc mỏ neo, mỗi cái nặng 1 tấn. Trên pông-tông có khoang chứa thực phầm, không gian sinh hoạt và nhiều dụng cụ khác.

 
 
Lễ chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài, được tổ chức trên pông-tông của đảo.
 


Đô đốc Giáp Văn Cương thị phạm trong một buổi tập bắn đạn thật.
 
 
 
Lính đảo giải trí và tránh cái nắng cháy da tại tầng dưới của nhà cao chân trên đảo Thuyền Chài. Giải trí khi đó chỉ có nghe băng cát-xét, đánh đàn hoặc đọc thư, đọc báo… “Mỗi tờ báo ra đến đảo là anh em chuyền tay nhau đọc đến nát tờ báo vì cả năm mới có vài chuyến tàu ra thăm đảo đem theo thực phẩm, thư từ, sách báo…” - Nhà báo Nguyễn Viết Thái nhớ lại.
 
 
 
Mỗi chuyến thăm đảo đều có các đội chiếu video đi theo để phục vụ lính đảo. Xem video thời đó là một món giải trí “xa xỉ” của của các chiến sĩ Trường Sa.
 

 
 
Lau chùi, bảo quản vũ khí dưới cái nắng gay gắt và sóng biển ầm ào của Trường Sa.
 

 
Anh em chiến sĩ các đảo chìm khi ấy sống và chiến đấu tại các nhà cao chân như thế này. “Chẳng khác gì một chiếc lá mong manh trước bão tố, sóng dữ đại dương” – Nhà báo Nguyễn Viết Thái miêu tả.
Ảnh chụp tại đảo Đá Đông, tháng 5/1988.

 
 
Sau nhà cao chân, một số đảo, điểm đảo được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Chính phủ để xây dựng nhà đá chẻ (nhà lâu bền thế hệ thứ nhất). Trong ảnh: Xây dựng nhà đá chẻ tại đảo Tiên Nữ.
 
 
 
 
Anh em chiến sĩ công binh tắm rửa sau 1 ngày trần mình dưới nắng cháy và sóng biển. Ở Trường Sa khi ấy, tắm nước ngọt là một điều xa xỉ…
 

 

… và những bữa cơm đạm bạc để chuẩn bị cho một ngày mai căng mình với đá hộc, nắng cháy.
 
 
 
 
Cố nhạc sĩ Xuân An (người đang ôm đàn, tác giả bài hát “Mưa Trường Sa”) và ca sĩ Thanh Thanh – đoàn ca múa nhạc Hải Đăng, hát cho chiến sĩ Trường Sa nghe bên mâm pháo.

 

Ca sĩ Thanh Thanh vừa hát, vừa tranh thủ khâu áo cho anh em lính đảo.
 
 
 
Những người đi Trường Sa ngày ấy. Trong ảnh, từ trái qua, hàng trước: Anh Phạm Đình Quát (Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh), cố nhạc sĩ Xuân An, ca sĩ Thanh Thanh. Hàng sau, ca sĩ Anh Đào (người thứ hai), nhà báo Nguyễn Viết Thái (người thứ tư, tác giả của những bức hình rất có giá trị lịch sử này).

 
Theo Thanh Hiếu
Thể thao Văn hóa 
Tác giả bài viết: Thanh Hiếu