Trang

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

NHẬT QUỲNH

NHẬT QUỲNH

Nhật Quỳnh là hoa lai giữa Quỳnh Hương và Thanh Long.
Nhật Quỳnh là hoa lai giữa Quỳnh Hương và Thanh Long. Nếu như Quỳnh Hương màu trắng, nở một đêm, có hương thơm, thì Nhật Quỳnh có nhiều màu, không thơm, nở nhiều ngày chưa tàn.

Nếu như Quỳnh Hương màu trắng, nở một đêm, có hương thơm, thì Nhật Quỳnh có nhiều màu, không thơm, nở nhiều ngày chưa tàn
Cây Càng cua (Hoa nhật quỳnh) có tên khoa học Zygocactus truncatus (Hax) Moran, tiếng Anh là Christmas Cactus Cùng họ xương rồng, thân dẹp màu xanh phân nhánh chia đôi như càng con cua. Có hoa đỏ hay tím, tía ở ngọn. Cây ưa ẩm và bóng râm. Trồng vào chậu nhỏ cho nhiều mùn hay bã chè, hoa nở vào dịp tết đương lịch tới tết âm lịch. Muốn cho hoa to và sai, người ta thường ghép cây này vào cây thanh long và thường trồng vào chậu.

Hoa này được xin giống từ Đà Lạt mang về.
Cũng có người chia ra các loại hoa Nhật Quỳnh, hoa Tiểu Quỳnh và hoa Càng cua như sau:
+Tiểu (nhật) quỳnh và Càng cua có thân lá nhỏ còn nhật quỳnh có thân lá lớn
+Tiểu (nhật) quỳnh và nhật quỳnh có hoa giống hoa xương rồng còn càng cua có hoa khác hoa xương rồng (phát hoa dài hơn giống hình càng con cua)
+Nhật Quỳnh có hoa lớn,nở ban ngày .Có nhiều loại nhất:Trắng tuyền, Trắng viền vàng, Trắng gân đỏ, Đỏ ,Hồng phấn,Vàng nhạt,Vàng đậm, Tím cánh sen, Tím họng trắng và tím đậm .Ngoài ra ở Đà Lạt còn khoảng trên 10 giống nhật quỳnh được lai tạo và sưu tập do giới nghệ nhân làm ra để chơi mà không bán.
+Càng cua có rất nhiều loại và nhiều màu. Được lai tạo với cả nhật quỳnh và tiểu nhật quỳnh—>nhiều màu lạ (Khoảng trên 15 giống) như: Vàng ,Vàng lưỡi tím, Đỏ cánh sen, Đỏ đậm, Trắng hồng, Trắng viền tím……..

Giữa khí trời Sài Gòn ngày cuối tháng 6, hoa vẫn nở bung rực rỡ.
Trồng quỳnh
Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên.
Hoa Quỳnh rất dễ trồng, chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Ngày nay, quỳnh thường được trồng trong chậu để dễ di chuyển khi xem hoa nở và có thể trồng bằng cách cắm cành. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, Quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Có thể để quỳnh trong nhà nhưng phải đặt ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào.

Những nụ quỳnh chúm chím.
Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng, có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài. Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón ” Peters 20-20-20″, “Miracle Gro”, hoặc “Super Bloom” mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

Đóa quỳnh trong trẻo sớm mai. Thắp nên đóm lửa gọi ngày nắng lên.
Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.
Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Trong tự nhiên, quỳnh mọc bám vào thân cây khác trong những khu rừng nhiệt đới nhưng không phải sống ký sinh mà chỉ sống dựa vào chất đất mùn bám trên vỏ cây. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.
Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.
Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.
Hoa cỡ nhỏ, đường kính từ 3-5 inch:
Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.
Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.
Hoa cỡ trung bình, đường kính từ 5-7 inch:
Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.
Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.
Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:
Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.
Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.
Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đã cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo “Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ”, có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), thì hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,…
 Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:
Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ).
Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.
Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng …với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.




Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 
- 1
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 2
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 3
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh - 

4
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 5
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh

 - 6
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 7
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 8
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 9
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 10
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 11
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 12
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 13
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 14
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 15
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 16
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

 17
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 18
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 19
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 20
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 21
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -

23
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 24
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 25
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh 

- 26
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh - 27

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

TÂM SỰ TUỔI GIÀ

Ai là tác giả của Bài  HIỂU ĐỜI hay TÂM SỰ TUỔI GIÀ ?
Trước hết xin các bạn đọc nội dung bài này đã . Sau đó hãy tìm hiểu xem tác giả của nó là ai bởi bấy lâu nay khi nói đến bài này nhiều người không cần nghĩ ngợi nói ngay là của CHU DUNG CƠ nguyên thủ tướng của TRUNG QUỐC !

TÂM SỰ TUỔI GIÀ


Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.

AI LÀ TÁC GIẢ BÀI TÂM SỰ TUỔI GIÀ?

 Trước đây không chỉ riêng tôi mà hầu hết người Việt Nam ta đều coi đây là bài viết của nguyên thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ do ông Lê Thanh Dũng dịch.  Tiến sĩ Lê Thanh Dũng trả lời (2/9/2011) Nội dung cụ thể như sau:  Tôi chưa bao giờ nói là của Chu Dung Cơ. Đó là ai đó ghép thêm vào mà thôi. Nhân tiện xin trích đoạn trả lời phỏng vấn của tôi với Báo KH&ĐS (đăng trên Bee,net,vn 20/06/2010 08:24:07 - Nhật Minh thực hiện):
 NM:Từ đâu mà ông có bản Tâm sự tuổi già hay như thế?
 LTD:Tôi được một người bạn ở Trung Quốc gửi cho bản tiếng Trung. Mình đọc thấy hay nên dịch ra rồi gửi cho mấy người bạn thân. Sau đó cứ người nọ gửi cho người kia, rồi nghe nói có báo đăng lại. Tôi cũng không ngờ bản dịch của mình được hưởng ứng như thế. Tận trong TP.HCM cũng có nhiều người đọc, rồi gọi điện hỏi... 
NM:Sao bản dịch lại có tên là Tâm sự tuổi già và có nơi lại là Hiểu đời?
LTD: Bản gốc của nó có tên là Tịch dương tự ngữ (lời nói lảm nhảm lúc xế chiều). Đây là cách nói nhún mình của người Tàu. Giống như: Bỉ nhân, tệ xá, tiện nữ... vua còn tự xưng quả nhân (người cô độc)...Phía dưới tít lại có một hàng chữ nhỏ “nan đắc minh bạch” (khó mà rõ ràng). Nó có nghĩa là những lời nói lúc xế chiều có thể là những lời lảm nhảm khó nghe cho rõ. Nhưng nó cũng có nghĩa là cao siêu khó mà hiểu cho hết. Nếu dịch ra như thế thì phải giải nghĩa nên lúc đầu tôi dịch là "Hiểu đời", rồi "Triết lý tuổi già", sau để là "Tâm sự tuổi già" cho giản dị và thấy cũng thỏa đáng. …
 Vậy là cái “tít” TÂM SỰ TUỔI GIÀ là của tôi (LTD), ai dùng nó là mượn của tôi đó. 

Nhà văn Trang Hạ viết: Những dòng tâm sự về đạo lý con người này do một blogger Trung Quốc sinh năm 1937 tên là Dương Trạch Tế viết ra, khi viết, ông tròn 71 tuổi. Vốn tốt nghiệp ngành hàng hải năm 1960, phục vụ trong quân đội của Trung Quốc suốt 40 năm mới nghỉ hưu, tuổi già sống trong bệnh tật. Bạn già của Dương Trạch Tế nhận xét, ông là một người khiêm tốn. Điều đáng chú ý là, entry “tâm sự tuổi già – đôi điều cảm ngộ” này được lưu truyền tại Việt Nam và được rất nhiều bạn đọc thích thú, tâm đắc, nhưng lại mang tên tác giả là cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Nhiều người tích cực lưu truyền, in ra giấy phân phát cho nhiều người già tại các thành phố với lời dặn dò, đây là lời dặn của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Trong khi trên toàn bộ hàng triệu trang mạng tiếng Hoa không hề có bất kỳ một lần nào xuất hiện tên Chu Dung Cơ dưới bài này. 
Bản dịch của Trang Hạ sát, đúng, trung thành với nguyên tác. Bản dịch của Ts Lê Thanh Dũng  dịch thoát, thoáng, ngắn gọn, hay nên dễ nhớ, dễ đi vào lòng ng ười. Hiện nay hầu như các chi hội người cao tuổi ở Việt Nam ít nhất cũng có vài bản dịch của TS Lê Thanh Dũng. Qua lời tâm sự của 2 dịch giả chắc bạn đọc đã hiểu ai là tác giả bài viết: HIỂU ĐỜI hay còn gọi là TÂM SỰ TUÔI GIÀ.

Lê Thanh Dũng dịch

MỜI CÁC BẠ ĐỌC BẢN DỊCH CỦA TRANG HẠ ĐỂ
MỘT LẦN NŨA THẤU HIỂU NỘI DUNG BÀI VIẾT

NỔI TIẾNG NÀY CỦA TÁC GIẢ DƯƠNG TRẠCH TẾ


). Đây là cách nói Tâm sự tuổi già - đôi điều cảm ngộ
Dương Trạch Tế (Trung Quốc)
Trang Hạ dịch
       Tháng năm vội vã, đời người ngắn quá, chớp mắt đã già. Chúng ta nào dám nói đã thấu hết lẽ đời, nhưng ta cảm thấy, chỉ có hiểu đời, mới sống được ung dung, thanh thản. Tôi muốn viết đôi dòng “cảm nhận nhỏ nhoi” gửi tới những bạn già, để được mọi người chia sẻ những “cảm nhận lớn lao” hơn, để ta cùng cố gắng.
1. Cách sống: Qua một ngày, mất một ngày. Vui một ngày, lãi một ngày.
2. Hạnh phúc và niềm vui: Hạnh phúc không tự gọi cửa tìm đến ta, niềm vui cũng không tự rơi từ trên trời xuống, mà đều phải tự tay mình tạo dựng nên. Niềm vui là mục đích cuối cùng của đời mình, niềm vui ở ngay trong những việc vụn vặt của cuộc sống, ta phải tự mình tìm lấy. Hạnh phúc và niềm vui là một thứ cảm xúc và cảm nhận, quan trọng là ở tâm trạng mình.
3. Tiền bạc: Tiền không phải là vạn năng, tăng lực, nhưng không tiền thì vạn sự bất lực (*). Không nên quá coi trọng đồng tiền, lại càng không nên tính toán tiền bạc, nếu hiểu ra, sẽ thấy tiền chỉ là thứ đồ vật ở ngoài thân, khi ta chào đời ta đâu mang tới, khi ta chết đi lại chẳng mang theo. Nếu có người cần ta giúp đỡ, khảng khái mở hầu bao chính là một niềm vui lớn. Nếu tiền bạc mua được sức khỏe và niềm vui, cớ gì chần chừ nữa? Nếu bỏ tiền ra để được an nhàn tự tại, chẳng phải xứng đáng sao! Người hiểu biết là người biết cách kiếm tiền biết cách tiêu pha, làm chủ đồng tiền chứ đừng làm nô lệ cho nó.
4. Học cách hưởng thụ: “Phần đời còn lại ngắn ngủi, càng phải làm cho nó giàu có”. Người già phải biết đổi nếp nghĩ cũ, tạm biệt cách sống như tu hành, để làm loài chim vui. Cần ăn thì ăn, muốn mặc phải mặc, thèm chơi hãy chơi, không ngừng nâng cao chất lượng sống, đón nhận những thành quả của thời đại công nghệ, mới là mục đích sống của tuổi già.
5. Sức khỏe quan trọng nhất: Tiền bạc là của con mình, địa vị chỉ tạm thời giữ, vinh quang thuộc về quá khứ, sức khỏe mới là của ta.
6. Khác biệt: Tình yêu bố mẹ dành cho con là vô hạn, con yêu bố mẹ có hạn; Con cái bệnh tật bố mẹ lo âu, bố mẹ bệnh tật con cái hỏi han vài lời là thấy thỏa mãn; Con cái tiêu tiền bố mẹ thì dễ, bố mẹ tiêu tiền con cái thì khó; Nhà bố mẹ chính là nhà của con, nhà con lại chẳng phải nhà bố mẹ. Khác biệt là khác biệt. Người hiểu ra sẽ thấy lo liệu cho con chính là trách nhiệm và niềm vui, chẳng đòi con báo đáp, còn người cứ muốn được con báo đáp, là tự chuốc ưu phiền.
7. Bệnh tật trông cậy ai: Cậy con, bệnh nặng ốm lâu con mệt mỏi vắng bóng. Cậy bạn đời, người già tự lo thân chưa xuể, lấy đâu sức lực mà chăm nhau. Cậy tiền, có lẽ phải vậy.
8. Trân trọng những gì đã có: Ta thường coi nhẹ những gì trong tay, ta thường tiếc nuối những gì không có. Nhưng cuộc sống hạnh phúc đủ đầy lại bởi ta có biết cách cảm nhận cuộc sống chăng. Người hiểu đời sẽ trân trọng và nâng niu những gì đã có, cho nó thêm ý nghĩa trong đời mình, để sống tràn đầy và say mê vui sướng.
9. Cách nắm giữ niềm vui: Phải giữ tấm lòng rộng mở bao dung, để cảm ơn đời và tận hưởng sự sống. So với người trên nào bằng, ngoảnh xuống kẻ dưới thấy đủ, thấy đủ là thấy vui nhẹ nhõm; Nuôi dưỡng nhiều niềm say mê, vui thú ấy nào cạn, ta tự tìm lấy được niềm vui; Tốt với người đời, thường làm việc thiện, vui khi giúp người. Đó là những cách nắm giữ niềm vui, cũng mạnh khỏe trong tâm.
10. Dung dị mới là cốt lõi: Chức cao bổng lộc nhiều, địa vị hiển hách được mấy ai, số đông chúng ta chỉ là thường dân. Nhưng thiểu số ấy chưa chắc đã hạnh phúc, còn đám đông thường dân như chúng ta lại chưa chắc đã bất hạnh, nên ta cần gì nhìn lên đám thiểu số giàu sang đó mà tự ti, thèm muốn. Con người vốn không phân chia đẳng cấp giàu nghèo sang hèn, chỉ phân chia có tận tâm tận lực với sự nghiệp hay không mà thôi, là đã được coi có công với đời, lòng dạ thanh thản, không hổ thẹn với ai, nữa là con người ta đã lui về rồi thì đều giống nhau cả, chốn sau cùng của chúng ta đều là về với thiên nhiên. Kỳ thực, chức cao nào bằng thọ lâu, thọ lâu nào bằng sống vui lâu, sống vui mới chính là hạnh phúc.
11. Hãy sống đích thực cho chính mình: Con người quá nửa đời là hy sinh vì sự nghiệp, gia đình, con cái, thời gian giờ còn lại đâu nhiều, hãy sống đích thực cho chính mình, sống sao thấy vui thì sống, làm những gì mình muốn làm và mong làm, đừng ngại ngần người khác đàm tiếu, bởi ta đâu phải sống hộ người khác, mà ta đang sống cuộc đời của chính bản thân ta.
12. Không cầu toàn: Con người sống trên đời này làm sao có thể vạn sự như ý, tất sẽ có những điều thiếu sót tiếc nuối, càng mong hoàn hảo càng khổ sở, chi bằng thanh thản đối diện hiện tại, tùy hoàn cảnh mà sống.
13. Già và không già: Người già tâm hồn trẻ, tức là không già. Người chưa già nhưng tâm hồn già cỗi, vậy đã già nua. Nhưng mọi vấn đề vẫn cần nghe người già.
14. Chú ý điều độ: Sống là phải vận động, nhưng không nên quá sức; ăn uống đạm bạc thì không đủ dinh dưỡng nhưng thịt cá nhiều cũng không tiêu hóa nổi; Nhàn hạ quá thì quạnh quẽ, nhưng khách khứa lắm lại nhiều lo toan, cho nên việc gì cũng nên giữ lấy chữ “điều độ”.
15. Làm một người thông minh: Kẻ ngốc tự chuốc bệnh (vì hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống vô tội vạ); kẻ thiếu kiến thức thì chờ bệnh tới (chờ ốm mới đi bệnh viện); còn người thông minh thì phòng bệnh; hãy tốt với chính mình, hãy giữ gìn sinh mệnh của mình.
16. Đừng lầm lẫn: Chờ khát mới uống, đợi đói mới ăn, phải mệt mới nghỉ, buồn ngủ mới ngủ, sinh bệnh mới đi viện, lúc đó đã muộn rồi.
17. Lạc quan và bi quan: Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp phụ thuộc vào cách họ nghĩ, lạc quan thì mọi việc đều suy nghĩ theo hướng có lợi, nếu lạc quan để quy hoạch quãng đời tuổi già, sẽ được sống đầy tự tin và đầy sức sống, ngày tháng trôi qua sẽ đầy màu sắc; nếu dùng cách nghĩ bi quan sẽ sống trong tâm trạng chán nản tiêu cực, tất già sớm chết sớm.
  
Tác giả Dương Trạch Tế
18. Học cách vui chơi: Chơi là một trong những nhu cầu của người già, hãy mang một trái tim thơ trẻ để chọn thú chơi mình thích, trải nghiệm những niềm vui khi chiến thắng, cũng không giận khi thua, không làm nư, từ góc độ tâm lý và sinh lý, người già cũng cần sự hào hứng vừa đủ, để giữ cho tuần hoàn tốt.
19. Làm một người già “mạnh khỏe toàn diện”: Mạnh khỏe toàn diện tức là khỏe về thể chất, tâm lý lẫn đạo đức. Mạnh khỏe về tâm lý tức là sức chịu đựng cao, sức kiềm chế tốt và có năng lực giao tiếp thân thiện; Mạnh khỏe về đạo đức tức là luôn có lòng yêu thương, vui vẻ giúp đỡ người khác, tính tình điềm đạm, lòng dạ rộng rãi, thiện tâm tất thọ lâu.
20. Hòa nhập với xã hội: Con người là người của xã hội, không được phép sống tách rời biệt lập, lãnh đạm với đời, phải chủ động tham gia hoạt động công ích tập thể, hoàn thiện bản thân từ trong hoạt động chung, thể hiện được giá trị bản thân, đó mới là một cách sống lành mạnh.
21. Kết giao rộng rãi: Cuộc sống cuối đời nên có nhiều tầng thứ đa dạng, phong phú đầy màu sắc. Một hai người bạn thâm giao nào thể đủ, phải có nhiều bạn bè mới làm cuộc sống tuổi già tươi mới. Để bạn sống mê say vui tươi, muôn hình vạn vẻ.
22. Nỗi đau: Khi con người phải đối diện nỗi đau, chịu đựng, giải thoát cũng như xóa nhòa nỗi đau, nói cho cùng vẫn phải dựa vào chính bản thân mình, thời gian là vị thầy thuốc tốt nhất, nhưng quan trọng là ở chỗ bạn sẽ chọn cách sống như thế nào trong quãng thời gian ấy.
23. Hoài niệm quá khứ: Vì sao người ta già rồi thường nhớ quá khứ? Con người về già, sự nghiệp đã đi đến chặng cuối, những huy hoàng dĩ vãng đã biến thành mây khói trong mắt, ta đang đứng ở ga cuối của cuộc đời,  gột sạch những dục vọng trong lòng, tinh thần cần thăng hoa, chỉ mong lại tìm thấy được chân tình. Lúc này, chỉ có quay về chơi chốn cũ, gặp gỡ người thân bạn bè, cùng ôn lại những giấc mơ thiếu thời, cùng bạn học cũ hàn huyên lại những niềm vui thời tuổi trẻ, mới cảm thấy được sức sống của thời trẻ. Trân trọng những chân tình, đón nhận những tình thân cũng là một niềm vui lớn của cuộc sống người già.
24. Thuận lẽ tự nhiên: Nếu bạn đã cố gắng hết mình nhưng vẫn không thay đổi được những gì bạn không mong muốn, vậy hãy để nó thuận theo lẽ tự nhiên thôi! Có lẽ đó cũng là một cách giải thoát. Mọi chuyện ở đời làm sao cưỡng ép theo ý muốn, những trái dưa ép chín cũng đâu có ngọt.
25. Thanh thản đối diện cái chết: Sinh lão bệnh tử, quy luật muôn đời, ai người trốn được. Khi cái chết sẽ không buông tha bạn, tại sao ta không đối diện nó, mỉm cười kiêu ngạo. Chỉ những người đã sống cương trực, không hổ thẹn lương tâm, mới có thể bình an thanh thản, cho mình một dấu chấm hết thật tròn vẹn.
      Những dòng tâm sự về đạo lý con người này do một blogger Trung Quốc sinh năm 1937 tên là Dương Trạch Tế viết ra, khi viết, ông tròn 71 tuổi. Vốn tốt nghiệp ngành hàng hải năm 1960, phục vụ trong quân đội của Trung Quốc suốt 40 năm mới nghỉ hưu, tuổi già sống trong bệnh tật. Bạn già của Dương Trạch Tế nhận xét, ông là một người khiêm tốn.
 
      Đây là bức ảnh Dương Trạch Tế (giữa) với những người bạn già, người ngồi bên trái chính là người đã chuyển đăng Entry “tâm sự tuổi già” của Dương Trạch Tế .




ĐỌC VÀ SUY NGẪM


ĐỌC VÀ SUY NGẪM

05/30/2012 11:45 am

Mời các bạn đọc những câu chuyện sau đây và nếu có cảm hứng thử làm các bài thơ theo nội dung câu chuyện . Các câu chuyện đã đánh số thứ tự. Làm bài thơ nào theo câu chuyện nào các bạn cũng nên đánh số theo thứ tự đó . Đề của bài thơ có thể giữ nguyên như câu chuyện hoặc đặt theo ý bài thơ của bạn. 
Tôi thử làm theo nội dung mỗi câu chuyện một bài trước nhé.Mong các bạn hưởng ứng.
Chúc các bạn thành công.



(Xem ở dưới các câu chuyện)


NHỮNG CÂU CHUYỆN SIÊU NGẮN ĐÁNG ĐỂ SUY NGẪM






Cảm Đề

Đọc Và Suy Ngẫm

Sự đời lắm chuyện lạ và quen

Chuyện uống, chuyện ăn, chuyện sách đèn

Sự dưỡng từ tâm chia khổ đến

Sự sinh nhân ái giảm đau len

Luyện rèn thể trí khai thần tiến

Tu bổ nhân thân tăng lực lên

Ban phát niềm vui thành hạnh phúc

Yêu thương thân thiện chẳng hờn ghen





1. Bàn tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em luồn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, bấy lâu mình quá vô tình





****
CHUNG TAY 


Nhớ xưa em ấm bàn tay

Dịu dàng, mềm mại mà nay chai sần

Trải qua năm tháng gian truân

Mình em vất vả, tảo tần vì ai

Cuộc đời anh cứ trượt dài

Vô tâm anh chẳng đoái hoài tới em

Hôm nay tưởng nắm tay mềm

Bàn tay dịu mát, ái êm thưở nào

Tay xinh ngày trước em trao

Giờ nhìn tay thấy muốn trào lệ đau!

Từ nay anh hứa về sau

 Chung tay góp sức cùng nhau xây đời


 ĐINH DIÊN KỲ MINH

  Nam Chung 08:27 31 thg 5 2012



VÀI LỜI VỀ CÁI BÀN TAY


Nhà cao cửa rộng ,đủ ăn

Nhờ vào cái vết chai sần trên tay 


Lắm gian nan , phúc càng dày

Mừng ông có được bàn tay chai sần

 .

Quynhhoa 05:37 2 thg 6 2012


BÀN TAY
Bàn tay anh đã một thời
Nâng niu say đắm nói lời ngây thơ
Vẫn bàn tay ấy bây giờ
Chai sần lạc lõng ngác ngơ giữa đời

SĨ QUÝ 09:56 3 thg 6 2012


BÀN TAY
Lấy nhau

Tấm lòng sẻ chia
Bàn tay âm thầm nói
Trái tim sóng dạt dào



2 . Nốt ruồi đuôi mắt...


Vợ vào viện 3 hôm chưa đẻ . Anh tạt về nhà . Mấy thằng bạn qua chơi . Mưa .
- thịt chó đê ...
Anh vẫy con Vàng đến gần , nó ngoe nguẩy đuôi mừng rỡ . Bốp ! Mắt con vàng trân trối nhìn anh . Đuôi mắt có một nốt ruồi ...
Chiều Vợ gọi " em đang lên giường đẻ " .Anh tức tốc chạy vào .
Ca đẻ khó . Bác sĩ lắc đầu " chỉ cứu được mẹ " . Anh vào phòng xác . Lật tấm drap trắng nhín hài nhi bé bỏng lần đầu và cũng là lần cuối . Mắt nó mở to ..đuôi mắt có một nốt ruồi ....





****
NỐT RUỒI  ĐUÔI MẮT
 
Chuyện này bán tín bán nghi

Đọc xong cứ thấy có gì  ghê ghê

Nốt ruồi đuôi mắt hài nhi


Giống đuôi mắt chó còn ghi rành rành


Thẳm sâu trong cõi tâm linh


Những điều quả báo hiện hình ngay thôi

"Ác giả ác báo" ở đời

Lại còn nghiệp chướng với người đời sau

Chuyện này giải mã ra sao

Đọc xong ngẫm nghĩ để sau còn bàn
 
Đinh Diên Kỳ Minh

SĨ QUÝ
10:01 3 thg 6 2012
Nốt Ruồi Đuôi Mắt
Khi xót đau
Mới hay
Đâu chỉ con người
Từ đó
Biết thương sự sống





3. Nó

Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa .

Nó về ở với Nội . Nội già . Nó làm tất cả . Nó giống người châu Phi - đen trùi trũi ! Có người hỏi : "Mày có buồn không ??" . Nó im lặng nhìn xa xăm .....

Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn nhiều . Nội nhìn nó ngạc nhiên . Nó ngậm ngùi : "Con còn có Nội - nó chẳng còn ai ..... !!" .....



CON CÒN CÓ NỘI


Mất cha , mẹ lại lấy chồng



Nó về với nội để trông cậy nhờ


Vào một ngày thật bất ngờ


Nó đem đứa bé bơ vơ về nhà



Sợ rằng nội giận, nội la



Phân trần rồi  nó thật thà vội thưa:



"Bé này con gặp chiều qua


Con thương nó quá con đưa nó về


Cảnh tình nó thật thảm thê

Một mình ngoài nó chẳng hề có ai


Con còn có nội hôm mai

Nó thì chẳng có một ai trên đời

Ta thương lấy nó nội ơi!


DIZIKIMI    



****




CON CÒN CÓ MÁ HAI
 . .
"Trời mưa bong bóng phập phồng
.
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai ?"

Con về ở với Má Hai
 .
Ăn cơm thì ít , ăn khoai thì nhiều
.
Thế rồi có một buổi chiều
 .
Con nhìn thấy nó liêu xiêu bên đàng
.
Chạy về lấy củ khoai lang
.
Phần ăn buổi tối xin nhường cho em !


(Người Nam Bộ gọi bác gái trưởng là Má Hai)


SĨ QUÝ 10:08 3 thg 6 2012




Mồ côi đơn

Ông nội thương

Cưu mang thằng cháu

Bạn nó

Lại mồ côi kép

Trái tim nhân ái

Rưng rưng ôm trọn cả hai

4 .VÔ ĐỀ 
Nhìn tấm hình anh đứng cạnh cô vợ mới cưới thật đẹp
tôi hỏi : 
Anh mang cô qua rồi anh có sợ mất không?
Anh trả lời : Tôi tính hết rồi. Tôi sẽ mang nàng về một nơi thật hẻo lánh cho nàng ít cơ hội gặp gỡ sau đó sẽ có con với nàng.
Có bao giờ tôi ra đời cũng vì một tính toán như thế?




VÔ ĐỀ


Anh ta bên vợ đẹp


Liệu để mất vợ không?

Anh nói đã tính kỹ


Ai xơ múi đừng hòng

 

Đi đến nơi héo lánh 


Một  nơi thật xa xôi


Vợ sẽ  it có dịp

Giao lưu với mọi người
Đưa vợ về nơi ấy
Để  nàng sẽ sinh con  
Anh tính toán như vậy

Và cho thế là hơn

Tôi nghe anh nói xong
 
Thấy băn khăn trong lòng

Cha mẹ có toan tính


Sinh ra mình thế không?!



DZKM

Sĩ Quý 10:13 3 thg 6 2012


VÔ ĐỀ

Tính toán

Không bằng thành thật

Nhan sắc gắn liền nết na

Lấy nhau trong cõi người ta

Hạnh phúc, Bất Hạnh

Biết là về đâu


5 .Chị Em


Mấy chị em nó thường cãi nhau chí choé. Chị sợ em suy nghĩ non nớt, hay xía vào chuyện của em. Em sợ chị suy nghĩ chưa chính chắn, hay làm tài lanh. Bực quá, ước gì làm con một.
Ra trường nhận việc đi xa, chị em nó mỗi người một nơi. Lạ thật, chị em nó lại thèm được cãi nhau chí choé.





****

CHỊ EM



Nhà kia hai chị em


Luôn suốt ngày chành chọe


Từ ngày còn thơ bé


Thật chẳng ai chịu ai



Chị cho em vụng dại

Em sợ chị tranh khôn



Có lúc họ chỉ muốn


Nhà con một thì hơn!

 

Lớn lên đi làm xa


Mỗi người ở mỗi nhà


Họ vẫn thèm chành chọe


Như ngày xưa tuổi hoa

DZKM


Sĩ Quý 10:18 3 thg 6 2012


CHỊ EM

Cá thể, cộng đồng

Lúc đấu cho mình

Lúc buông cho khách

Thân thương ruột thịt

Xa cách càng mong






6 . Domino


Cứ mỗi chiều, nó lại đem domino rủ ba chơi. Nó "thả" ba ăn. Nó đòi gỡ nhưng vẫn "thả" cho ba ăn. Sáu giờ, nó : Con dọn cơm ba ăn nghe? Ba : Ừ. Nó mừng rơn. 
Chiều nay, nó và ba lại chơi domino. Nó "thả" nhưng ba ngừng chơi, nhìn đồng hồ. Năm giờ , Ba đi đây tí. Nó nếu kéo nhưng ba thả cờ. Bảy giờ, ba về say xỉn, mẹ ôm nó khóc. Những quân cờ nằm lăn lóc, buồn như mẹ và nó, không đủ sức giữ chân ba và cơn thèm rượu.


****

Ma men lôi kéo ba đi

Domino có là gì đâu con

Cơn thèm rượu quyến rũ hơn

Quân cờ lăn lóc, nỗi buồn tái tê

Người cha đáng trách, đáng chê

Đứa con , người mẹ chịu bề đắng cay

Bao gia đình gặp cảnh này?


DZKM 

Domino

Cờ kéo tay cha

Men kéo lòng cha

Con, mẹ ở giữa

Xót cha sa đà

7. Phải Chi


Chiều hôm trước, thằng bé hai tuổi nước da trắng hồng lẫm đẫm theo cha như hình với bóng. Cái miệng xinh xắn luôn bi bô nói "ba..........đi chơi".
Sáng hôm sau, thằng bé nằm bất động trong cái nôi sắt ở nhà thương. Đôi mắt nhắm nghiền trên khuôn mặt nhợt nhạt tái mét. 
Quyết định rút ống thở. Cha mẹ bé ôm


chặt vào lòng thân thể lạnh dần của bé.


Nước mắt họ đã đông cứng và tim họ


đã ngừng đập tự khi nào. 

Phải chi 


Phải chi trời đừng nóng bức, phải chi nhà

hàng xóm đừng quên cài cửa hồ bơi, phải chi

cha theo bé như hình với bóng.



Chữ "NGỜ"học được ai ơi

Thì không đến nỗi kêu Trời: Phải chi!

DZKM


PHẢI CHI

Phải chi bố chẳng ham chơi


Ở nhà trông bé không ngơi phút nào


Phải chi bể tắm dậu rào


Phải chi ...tất cả quy vào: phải chi.


Số trời,lắm lúc,nhiều khi


Trái tim rỉ máu mới ghi vào lòng !


THANH DẠ


PHẢI CHI

Gió lạnh khuya buồn ánh nguyệt thưa


Lòng nghe tê tái giữa đêm thừa


Duyên mong mãi gắn duyên không hợp


Phận cố hoài so phận chẳng vừa


Nên ước chôn vùi thương nhớ cũ


Và xin khỏa lấp mộng mơ xưa


Phải chi biết trước tình gian dối


Chẳng để tim hồng gánh nắng mưa.


YênNhi


    Sĩ Quý 10:29 3 thg 6 2012
PHẢI CHI



Ân hận

Sơ xuất


An toànTrẻ thơ


Từng giây,


Từng phút, từng giờ...
Quốc Thường at 06/23/2012 07:24 am comment
Chơi ô ăn quan Một em ngồi trong cổng sắt. Một em ở ngoài. Hai đứa ở hai bờ tự do và tù túng. Người làm bố thí. Kẻ đi hành khất. Vẫn thò tay qua cửa sắt, Chơi ô ăn quan. Nghe tiếng xe về, Chúng vội vàng, Hai đứa chạy về hai miền đau khổ. Cuộc chơi đành bỏ dở, Bởi chưa đến hồi hết quan. ( Trần Quốc Thường-đã đăng tạp chí TGTT- số 53 tháng 2.2009,;nguoibanduong.net) Chú thích: Trong trò chơi này khi nào hết quan hoàn dân mới xong ván.
Quốc Thường at 06/23/2012 07:23 am comment
Chào bác, có lẽ ta xưng chú bác là hợp. Tôi còn 5 năm nữa là nghỉ hưu, bác đã nghỉ rồi. Triều đình trọng quan, làng trọng tuổi bác ạ. Hai chú bác mình cùng là nhà giáo, lại có sở thích chung , gửi tâm sự vào bạn hữu, blog, đây là thú vui tao nhã thời @ của thế hệ chúng ta. Đồng bệnh tương liên mà bác. Tôi muốn được kết bạn vong niên cùng bác. Tôi hiện là quản trị chính web Diễn đàn CBQL bác ạ. Kính mời bác cùng tham gia, hợp tác viết bài. Đây là nơi tụ họp, trao đổi của nhà giáo, CBGv quan tâm đến nghiệp trồng người. Trang http://cbql.net.ms ra đời 09-09-2009 ( ngày Tam cửu) do trên 150 CBQL sáng lập bác ạ.
Quốc Thường at 06/22/2012 08:16 am comment
Ai là tác giả bài Hiểu đời? ( Trần Quốc Thường gửi tặng các cụ cùng tham khảo) Sau khi Trannhuong.com đăng bài Lan man về tuổi thọ của tôi ( Trần Quốc Thường). Nhờ ông Dương Đức Quảng đăng bài mách hộ, tôi mới biết tác giả của bài Hiểu đời là của Dương Trạch Tế qua bản dịch của nhà văn Trang Hạ. Trước đây không chỉ riêng tôi mà hầu hết người Việt Nam ta đều coi đây là bài viết của nguyên thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ do ông Lê Thanh Dũng dịch. ( Nhiều blog không biết lấy cơ sở ở đâu đều viết như thế). * Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo gửi cho tôi Thư Tiến sĩ Lê Thanh Dũng trả lời (2/9/2011) Nội dung cụ thể như sau: Rất cám ơn bạn Quốc Thường đã quan tâm. Xin được trả lời như sau: Tôi chưa bao giờ nói là của Chu Dung Cơ. Đó là ai đó ghép thêm vào mà thôi. Nhân tiện xin trích đoạn trả lời phỏng vấn của tôi với Báo KH&ĐS (đăng trên Bee,net,vn 20/06/2010 08:24:07 - Nhật Minh thực hiện): …Từ đâu mà ông có bản Tâm sự tuổi già hay như thế? Tôi được một người bạn ở Trung Quốc gửi cho bản tiếng Trung. Mình đọc thấy hay nên dịch ra rồi gửi cho mấy người bạn thân. Sau đó cứ người nọ gửi cho người kia, rồi nghe nói có báo đăng lại. Tôi cũng không ngờ bản dịch của mình được hưởng ứng như thế. Tận trong TP.HCM cũng có nhiều người đọc, rồi gọi điện hỏi... Sao bản dịch lại có tên là Tâm sự tuổi già và có nơi lại là Hiểu đời? Bản gốc của nó có tên là Tịch dương tự ngữ (lời nói lảm nhảm lúc xế chiều). Đây là cách nói nhún mình của người Tàu. Giống như: Bỉ nhân, tệ xá, tiện nữ... vua còn tự xưng quả nhân (người cô độc)...Phía dưới tít lại có một hàng chữ nhỏ “nan đắc minh bạch” (khó mà rõ ràng). Nó có nghĩa là những lời nói lúc xế chiều có thể là những lời lảm nhảm khó nghe cho rõ. Nhưng nó cũng có nghĩa là cao siêu khó mà hiểu cho hết. Nếu dịch ra như thế thì phải giải nghĩa nên lúc đầu tôi dịch là "Hiểu đời", rồi "Triết lý tuổi già", sau để là "Tâm sự tuổi già" cho giản dị và thấy cũng thỏa đáng. … Vậy là cái “tít” TÂM SỰ TUỔI GIÀ là của tôi (LTD), ai dùng nó là mượn của tôi đó. (Vui thôi mà, một lần nữa cám ơn bạn Quốc Thường) *Nhà văn Trang Hạ viết: Những dòng tâm sự về đạo lý con người này do một blogger Trung Quốc sinh năm 1937 tên là Dương Trạch Tế viết ra, khi viết, ông tròn 71 tuổi. Vốn tốt nghiệp ngành hàng hải năm 1960, phục vụ trong quân đội của Trung Quốc suốt 40 năm mới nghỉ hưu, tuổi già sống trong bệnh tật. Bạn già của Dương Trạch Tế nhận xét, ông là một người khiêm tốn. Điều đáng chú ý là, entry “tâm sự tuổi già – đôi điều cảm ngộ” này được lưu truyền tại Việt Nam và được rất nhiều bạn đọc thích thú, tâm đắc, nhưng lại mang tên tác giả là cựu thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Nhiều người tích cực lưu truyền, in ra giấy phân phát cho nhiều người già tại các thành phố với lời dặn dò, đây là lời dặn của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Trong khi trên toàn bộ hàng triệu trang mạng tiếng Hoa không hề có bất kỳ một lần nào xuất hiện tên Chu Dung Cơ dưới bài này. *Trần Quốc Thường: Bản dịch của Trang Hạ sát, đúng, trung thành với nguyên tác. Bản dịch của Ts Lê Thanh Dũng ( ai cũng biết nên tôi không đưa lên nữa) dịch thoát, thoáng, ngắn gọn, hay nên dễ nhớ, dễ đi vào lòng ng ười. Hiện nay hầu như các chi hội người cao tuổi ở Việt Nam ít nhất cũng có vài bản dịch của TS Lê Thanh Dũng. Qua lời tâm sự của 2 dịch giả chắc bạn đọc đã hiểu ai là tác giả bài viết: Tâm sự tuổi già. Tôi rất mong TS Lê Thanh Dũng cảm thông chia sẻ. Tôi cũng xin cảm ơn ông Dương Đức Quảng, nhà văn Trang Hạ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, TS Lê Thanh Dũng đã góp ý, giúp đỡ, giúp tôi và bạn đọc hiểu thêm về văn bản này.
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/22/2012 02:52 pm reply
Rất cảm ơn cụ Trần Quốc Thường. Trước đây tôi cũng theo mọi người cho rằng bài " Tâm sự tuổi già" là của Chu Dng Cơ và đã đăng trong Blog. Tôi sẽ tìm lại để đính chính tên tác giả. Mong cụ thỉnh thoảng qua nhà tôi để chia sẻ mọ điều. Tôi là nhà giái về hưu ngót chục năm nay .Lấy blog làm chỗ giao lưu với bạn bè và học hỏi thêm mong cụ có gì chỉ giáo thêm.Một lần nữa cảm ơn cụ nhiều.
NGUYỄN THỊ TƯ at 06/19/2012 06:02 pm comment
Em thích bài NỐT RUỒI ĐUÔI MẮT của bác, không phải "mê" mà TIN CHUYỆN NÀY có thật chứ không phải để răn đời. Đức Phật,không phải thánh thần,Ngài bằng xương bằng thịt,từng có vợ con,do TU HÀNH nên đã nhận ra CHÂN LÝ và đắc đạo,mọi lời dạy của Ngài đều là ÁNH SÁNG.Đức Phật khuyên phải TỪ -BI-HỶ-XẢ, không THAM-SÂN-SI.Về NHÂN-QUẢ không riêng gì ĐÚC PHẬT nói ,mà cụ MÁC cũng đề cập,có điều ở phạm vi hẹp hơn thôi.Con người đã hay Sân lại Si thì còn làm nổi việc gì?Không có lòng BI đương nhiên dễ thành kẻ ác,phải chịu quả báo. Lúc có quyền,có thế nhiều kẻ bất chấp đạo lý,làm bao điều thất đức,chúng biết cả đấy,về già chúng mới mang tiền đi "công đức" và lấy giấy ghi danh!! Nhân quả trực tiếp,nhân quả gián tiếp,nhân quả gần,nhân quả xa,rất xa, em HOÀN TOÀN TIN,vì vậy không bao giờ dám nghĩ ác cho người,đừng nói trực tiếp làm . Nhân có bài thơ,em viết hơi dài,mong bác thông cảm.
Bọ Cạp . at 06/17/2012 09:34 am comment
Lâu lẩu lầu lâu XX hok qua thăm en 2 -mong en 2 đừng zận XX nha ! ( Tại blog en 2 ngày xưa như dở hơi he he ( í nói lộn - xin lổi en nha ) hơi dở he he ! Entry này mới hay nè -mới đúng là en 2 nè ! Cứ như thế nha en 2 . Chúc en 2 ngày chúa nhựt tốt lành ![img]103[/img]
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/17/2012 10:35 am reply
[img]6[/img][img]11[/img]
Phạm Minh Toàn at 06/09/2012 04:37 am comment
Các bác tài quá !!![img]43[/img]
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/09/2012 04:52 am reply
Cảm ơn .
VTA - NLC at 06/06/2012 09:02 pm comment
Thơ bác nào cũng thật tuyệt vời, em xin phép được đọc thôi nhé![img]105[/img]
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/09/2012 04:52 am reply
Cảm ơn đã vào đọc.
HaTuK at 06/06/2012 04:51 pm comment
Xin cảm ơn bác rất nhiều ạ. Trường cấp 3 Việt Trì đã đăng ký một chương trình kỷ niệm 50 năm thành lập trường, tôn vinh học sinh khóa 1 của trường với kịch bản xoay quanh chủ đề anh Đỉnh cùng các bạn của anh Đỉnh bác ạ. Gia đình đã có ý tưởng làm một số chương trình ngoại khóa tại một số trường hoặc huyện trong Tỉnh. Gia đình đã thảo luận và kết hợp với Tỉnh đoàn tỉnh Phú Thọ đang vận động một phong trào thanh niên toàn tỉnh tìm hiểu về KHÁT VỌNG SỐNG VÀ YÊU của Bùi Kim Đỉnh...
August - Pink (Diệu Thu) at 06/06/2012 12:37 pm comment
Em chào thầy ạ! Lâu lắm rồi em không được đón thầy qua!? Thầy biết không ạ? Em vừa được gặp blogger Hòa Giang và blogger LoanHoangQuynh đấy thầy ạ! Vui ơi là vui!
Kháu lão at 06/05/2012 09:37 am comment
Em chào thầy ạ. Thơ của thầy hồi này so với tập bản thảo trước đây khi thầy đưa em xem đã hay lên nhiều lắm đấy. Bây giờ cứ tập hợp hết những bài thầy đã post lên blog các nhân, những còm và rì còm cho bạn vè đã được 1 tập khá dày và hay rồi. Thầy thấy ra nhập mạng ảo có vui không? Mạng ảo đã thành mạng không ảo rồi. Em biết là thầy đã rất vui và đang sống những ngày rất hứu ích.Chúc mừng thầy nha!
Kháu lão at 06/05/2012 09:32 am comment
Em chào thầy ạ, Em vẫn vào mạng nhưng đọc của mọi người là chính thôi, không có tâm trạng để viết và còm. Chắc từ nay em sẽ viết nhiều hơn. Thầy vào đọc và góp ý cho em về những bài sáng tác nhé. Nay mai tập hợp lại để in cho hoành tráng
Bạch Dương at 06/04/2012 10:24 pm comment
Vô thăm anh đủ loại thơ Cao thấp có, ngắn dài nguyên xi Cứ ngồi ngẩn đọc ly kỳ Ngớ truyện trinh thám Khổng Minh năm nào [img]5[/img][img]6[/img]
ngotoanthangpt at 06/04/2012 08:46 pm comment
KHÔNG ĐỌC ĐƯỢC CHỈ SANG THĂM HUYNH THUI !
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/04/2012 10:18 pm reply
Cảm ơn đệ nhiều.
Sĩ Quý at 06/03/2012 05:29 pm comment
Phải Chi Ân hận Sơ xuất An toàn Trẻ Thơ Từng Giây Từng Phút Từng Giờ...
Sĩ Quý at 06/03/2012 05:22 pm comment
Domino Cờ kéo tay cha Men kéo lòng cha Con mẹ ở giữa Xót cha sa đà
Sĩ Quý at 06/03/2012 05:18 pm comment
Chị Em Cá Thể Cộng Đồng Lúc đấu cho mình Lúc buông cho khách Thân thương ruột thịt Xa cách càng mong
Sĩ Quý at 06/03/2012 05:13 pm comment
Vô Đề Tính toán Không bằng thành thật Nhan sắc gắn liền nết na Lấy nhau trong cõi người ta Hạnh phúc Bất Hạnh Biết là về đâu
Sĩ Quý at 06/03/2012 05:08 pm comment
Nó Mồ côi đơn Ông nội thương Cưu mang thằng cháu Bạn nó Lại mồ côi kép Trái tim nhân ái Rưng rưng ôm trọn cả hai
Sĩ Quý at 06/03/2012 05:01 pm comment
Nốt Ruồi Đuôi Mắt Khi xót đau Mới hay Đâu chỉ con người Từ đó Biết thương sự sống
Sĩ Quý at 06/03/2012 04:56 pm comment
Thơ ngắn Bàn Tay Lấy nhau Tấm lòng sẻ chia Bàn tay âm thầm nói Trái tim sóng dạt dào
NGÔ THÁI at 06/03/2012 03:31 pm comment
Một en try về đề tai rất nhân ái. Tôi có bài mới mời anh sang ngự lãm và chung vui nghen. Chúc anh buổi chiều cuối tuần vui vẻ hạnh phúc
Aquynhhoa at 06/02/2012 12:37 pm comment
BÀN TAY Bàn tay anh đã một thời Nâng niu say đắm nói lời ngây thơ Vẫn bàn tay ấy bây giờ Chai sần lạc lõng ngác ngơ giữa đời
Phạm Bích nga at 06/02/2012 10:21 am comment
CHỊ EM Nhà kia hai chị em Luôn suốt ngày chành chọe Từ ngày còn thơ bé Thật chẳng ai chịu ai Chị cho em vụng dại Em sợ chị tranh khôn Có lúc họ chỉ muốn Nhà con một thì hơn! Lớn lên đi làm xa Mỗi người ở mỗi nhà Họ vẫn thèm chành chọe Như ngày xưa tuổi hoa DZKM Kẻ Sĩ . Trên cõi ảo nghìn người . Ai cũng xưng kẻ sĩ . Hẹp hòi và ích kỉ . Giống chị em nhà này . Ai cũng thấy mình hay . Ai cũng khen mình tốt . Lang blog èo uột . Ít thấy có bài hay . Giống chị em nhà này . Nghĩ mà buồn anh ạ ! Chúc anh khỏe .
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/03/2012 01:31 am reply
Tuy chị em nhà này Luôn cùng nhau chành chọe Từ hồi còn tấm bé Nhưng dù họ ở đâu Họ vẫn nhớ đến nhau Và lại thèm chành chọe Như hồi còm tấm bé Không ganh ghét nhau đâu Họ luôn nghĩ về nhau Nên mới thèm chành chọe .................................... Còn chúng ta thì khác Trên mạng ảo đêm đêm Ta muốn kết nối thêm Nhiều những người bạn tốt Còn nhũng kẻ lớt phớt Thì nên nhanh tránh xa Ta phải sàng lọc ra Giao lưu để chọn bạn Tiếp xúc mà thấy chán Thì chấm dứt không chơi Chỉ đơn giản thế thôi Vì đây là chơi Blog .
QT QUỲNH HƯƠNG at 06/02/2012 01:04 am comment
THAY OI! CON GHE THAM THAY MA MAY TINH TRUC TRAC NEN KHONG THE NAO DANH DAU DUOC.CON CHUCTHAY LUON DOI DAO SUC KHOE VA THI HUNG THAY NHE!
Quế Hằng at 06/01/2012 10:45 pm comment
em ko ở nhà chỉ vào máy được chút thôi chúc anh vui
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/01/2012 11:01 pm reply
Em đang ở đâu?
Sĩ Quý at 06/01/2012 08:52 pm comment
Có thấy những hình" Tắm Tiên" Xin Cảm Đề về Hình Tắm Tiên Nhiếp ảnh lưu hình cảnh tắm tiên Những cô gái Thái thả hồn nhiên Nầy đôi bồng đảo vung toàn núi Nọ cặp hồng hoa sáng cả miền Hoa nhũ chập chờn tươi lạc hỷ Hoa môi mấp máy dịu ưu phiền Tắm hồ tắm suối hay nằm cạn Chắc lại nhớ về Bác Thái Phiên
ROBERT NGUYEN at 06/01/2012 10:58 am comment
CON CÒN CÓ MÁ HAI . . Trời mưa bong bóng phập phồng . Mẹ đi lấy chồng con ở với ai ? Con về ở với Má Hai . Ăn cơm thì ít , ăn khoai thì nhiều . Thế rồi có một buổi chiều . Con nhìn thấy nó liêu xiêu bên đàng . Chạy về lấy củ khoai lang . Phần ăn buổi tối xin nhường cho em ! Người Nam Bô gọi bác gái trưởng là Má Hai .
Phạm Bích nga at 06/02/2012 10:04 am reply
Hai câu ca dao này thì ai cũng biết bác à .
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/01/2012 12:19 pm reply
Thế thì phải để 2 câu cao dao vào"..." và chú thích để khỏi nhầm lẫn vì những câu sáng tác sau của RO nghe cũng giống và hay như ca dao Nhiều nhà thơ làm nhũng câu thơ rất hay nghe như cao dao .Ví dụ câu : Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.Hoặc câu Tháp Mười đẹp nhất hoa sen/Việt Nam đẹp nhất có tên cụ Hồ. Các câu này đề có tsasc giả cả đấy.Ro có biết là của ai không?
ROBERT NGUYEN at 06/01/2012 11:58 am reply
O bác à . Chỉ có 2 câu đầu Ro mượn ca dao thôi .
Đinh Diên Kỳ Minh at 06/01/2012 11:20 am reply
Đây là CA DAO à? Miền Bắc gọi bác gái ( chị của bố, vợ của bác trai ) là bá. Gọi em gái bố là cô , em gái mẹ là dì, vợ của chú là thím, vợ của cậu là mợ.Không biết miền Nam có gọi thế không?
Sĩ Quý at 06/01/2012 08:48 am comment
Cảm Đề Đọc Và Suy Ngẫm Sự đời lắm chuyện lạ và quen Chuyện uống chuyện ăn chuyện sách đèn Sự dưỡng từ tâm chia khổ đến Sự sinh nhân ái giảm đau len Luyện rèn thể trí khai thần tiến Tu bổ nhân thân tăng lực lên Ban phát niềm vui thành hạnh phúc Yêu thương thân thiện chẳng hờn ghen
Ketoanvienz at 05/31/2012 05:28 pm comment
Những câu chuyện hay và rất sâu. Hãy đọc và suy ngẫm. Chớ vội vàng làm sai lệch ý của những câu chuyện tuyệt vời này.
Phạm Bích nga at 06/02/2012 10:07 am reply
BN thấy bác ĐDKM mời họa bài Tắm Tiên nên theo gương bác thôi . Không nên lợi dụng việc này mà sĩ điều bạn ạ . Ăn theo , nói leo , chán lắm .
Ketoanvienz at 05/31/2012 06:29 pm reply
Thật sự là em không dám. Thơ em chỉ viết linh tinh thôi. Những chuyện hay và cô đọng như thế này em không bình luận nổi. Thơ Đường cũng vậy. Em có thể dịch được một số bài nhưng không bao giờ thoát ý. Em rất thích những chuyện ngắn hay như trên. Cám ơn anh đã sưu tầm.
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/31/2012 05:35 pm reply
Em thử diễn bằng thơ theo các câu chuyện này xem sao?
Nam Chung at 05/31/2012 03:27 pm comment
VÀI LỜI VỀ CÁI BÀN TAY(1) nhà cao cửa rộng ,đủ ăn nhờ vào cái vết chai sần trên tay lắm gian nan , phúc càng dày mừng ông có được bàn tay CHAI SẦN !
Phạm Bích nga at 05/31/2012 11:32 am comment
Xin mời anh họa cùng BN cho vui nha .. GIAO MÙA . TIỄN BIỆT MƯA XUÂN NGẬP NẮNG HÈ . PHƯỢNG HỒNG ĐỎ THẮM CẠNH HÀNG ME . TIẾNG CHIM GỌI BẠN TRONG ĐỒI VẮNG . GIỌNG GIÓ XẠC XÀO GIỮA KHÓM TRE . SÔNG NHỎ DẠT DÀO NHANH DÒNG TỚI . THUYỀN CON CHẤP CHỚI CHẬM NẺO VỀ . MỘT NĂM MẤY BUỔI GIAO MÙA NHỈ ? THẤP THOÁNG BÓNG CHIỀU GỢI TÁI TÊ .
Phạm Bích nga at 05/31/2012 11:21 am comment
Xin mời anh họa cùng BN cho vui nha . XAO XUYẾN . Đã có một thời khó thể quên . Nhớ nhung sao chẳng phút nào yên ? Về nhà tiếng mẹ bao âu yếm . Tới lớp lời cô thật dịu hiền ! Bạn hữu chia nhau niềm hạnh phúc . Anh em sẻ bớt nỗi buồn phiền . Màu hoa Phượng đỏ như mầu máu . Xao xuyến nỗi buồn chẳng rõ tên !
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/31/2012 04:07 pm reply
MỐI TÌNH ĐẦU Bỗng dưng hiện nỗi nhớ không tên Bạn gái tôi xưa tính rất hiền Vui vẻ đôi môi hồng rạng rỡ Buồn rầu cặp mắt biếc u phiền Nhiều khi trộm nhớ lòng xao động Lắm lúc thầm mong dạ chẳng yên Cái tuổi học trò thời phượng đỏ Tình đầu sẽ mãi mãi không quên
Thanh Dạ at 05/30/2012 05:57 pm comment
SÔNG HƯƠNG MÙA VẢI THIỀU 08:55 29 thg 5 2012Công khai29 Lượt xem 32 [Khuc hat song que] Sông Hương quê tôi mùa hoa vải "Đã là con mẹ con cha" Câu ca dao xưa mở bao la nghĩa tình Những riêng, riêng đất quê mình Bờ đê tán vải in hình đáy sông Vẫn thầm hẹn, vẫn thầm mong Đến mùa nâng trái vải hồng trên tay Một vùng bát ngát hương bay Đất quê hương có một ngày hội vui Con chim hót gọi mặt trời Ông Thần Nông cũng ngả người như say Đỏ hồng trái vải trên cây Đỏ như nỗi nhớ tháng ngày thắp lên Quả in hình của trái tim Của riêng mảnh đất đồng chiêm quê mình Của riêng em, của riêng anh Sắc hồng màu vải, sắc xanh bầu trời Dòng sông in dáng mây trôi Và đưa hương vải về nơi hẹn hò Ơi dòng sông của tuổi thơ Tự bao giờ có tên là sông Hương Đất nghèo cho trái ngọt thơm Từng chùm quả chín dâng hương chào mời Trôi về đâu đấy sông ơi Mà hương vườn mẹ nói lời thiết tha! (NTB)
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/31/2012 04:16 pm reply
???
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/30/2012 05:51 pm comment
Thanh Dạ 10:21 30 thg 5 2012 PHẢI CHI Phải chi bố chẳng ham chơi Ở NHÀ TRÔNG BÉ KHÔNG NGƠI PHÚT NÀO Phải chi bể tắm dậu rào Phải chi ...tất cả quy vào phải chi... Số trời,lắm lúc,nhiều khi Trái tim rỉ máu mới ghi vào lòng ! Trả lời nhận xét này Đinh Diên Kỳ Minh 10:37 30 thg 5 2012 Chữ NGỜ học được ai ơi! Thì đâu đến nỗi kêu trời : Phải chi?
Thanh Dạ at 05/30/2012 05:21 pm comment
PHẢI CHI Phải chi bố chẳng ham chơi Ở NHÀ TRÔNG BÉ KHÔNG NGƠI PHÚT NÀO Phải chi bể tắm dậu rào Phải chi ...tất cả quy vào phải chi... Số trời,lắm lúc,nhiều khi Trái tim rỉ máu mới ghi vào lòng !
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/30/2012 05:37 pm reply
Chữ NGỜ học được ai ơi! Thì đâu đến nỗi kêu trời : Phải chi?
Thanh Dạ at 05/30/2012 04:03 pm comment
Truyệ rất hay nên không thể đề THƠ DỞ vào đây được !
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/30/2012 05:07 pm reply
Dở , hay mình vẫn là mình Dẫu rằng vụng dại cái tình vẫn hơn
Thanh Dạ at 05/30/2012 05:00 pm reply
Đấy là em nói em đó .Vì chưa nghĩ ra thơ nên "đánh bậy một đường gươm" rồi chuồn .Để nghĩ đã rồi mới bình sau .Bác hãy đợi đấy !
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/30/2012 04:27 pm reply
THƠ DỞ nếu có còn hơn Một lời sóng sượt về luôn.quên chào!
Bạch Dương at 05/30/2012 03:35 pm comment
Em vào nhặt được con tem Còm men trước đạ rồi bình luận sau Chúc anh sức khỏe dài lâu Luôn luôn thơ mới góp vui cho đời [img]5[/img][img]6[/img]
Đinh Diên Kỳ Minh at 05/30/2012 03:39 pm reply
TEM VÀNG EM ĐÃ NHẶT RỒI BAO GIỜ RẢNH RỖI THÌ NGỒI LÀM THƠ