Trang

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

BUỔI DU XUÂN LÝ THÚ VÀ BỔ ÍCH

 
THAM QUAN TRUNG TÂM PHÂN TÍCH ADN VÀ CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN
Ngày 10-1-2015 bà con xóm Lá (Bloggers of blogtiengviet.net ) theo sự dẫn dắt của trưởng xóm Lá GS TS Nguyễn Lân Dũng du xuân bằng cách đến tham Trung tâm công nghệ phân tích ADN VÀ CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN ở ngay trong lòng Hà Nội .Thật là BUỔI DU XUÂN LÝ THÚ VÀ BỔ ÍCH.
Nôi dung chương trình:
1) GĐ NGUYỄN THỊ NGA CHÀO MỪNG KHÁCH ĐẾN THĂM
2)GS,TS LÊ ĐÌNH LƯƠNG GIỚI THIỆU TRUNG TÂM
3)THĂM VĂN PHÒNG TRUNG TÂM ADN
4)GS,TS NGUYỄN LÂN DŨNG PHÁT BIỂU
5)THĂM PHÒNG THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM
6)TỌA ĐÀM Ở HỘI TRƯỜNG
7)ĂN TRƯA TẠI TRUNG TÂM 
MỜI CÁC ĐỌC BÀI SÂU ĐÂY CỦA GS NGUYỄN LÂN DŨNG ĐỂ BIẾT NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ADN.
http://blogtiengviet.net/nguyenlandung
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI THAM QUAN CGAT
 

 
DIZIKIMI & HẠ TRỌNG ĐẠM


 DIZIKIMI & NGUYỄN LƯƠNG HIỀN


HƯỞNG LÊ & DIZIKIMI
 

DIZIKIMI& HƯỜNG LÊ (NHÂN VIÊN CỦA CGAT)


GĐ NGUYỄN THỊ NGA & THANH LIÊM


HÀ DUY TƯ &TRANG NAM ANH


GS LÊ ĐÌNH LƯƠNG GIỚI THIỆU CGAT 
 

GS NGUYỄN LÂN DŨNG PHÁT BIẾU 


CHỬ THU HẰNG GIỚI THIỆU CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN THAM QUAN
 
 
DIZIKIMI  TRONG PHÒNG HỌP


GĐ CGAT NGUYỄN THỊ NGA  TẶNG SÁCH 
VÀ CHÀO MỪNG KHÁCH ĐẾN THĂM


MỌI NGƯỜI  CHĂM CHÚ LẮNG NGHE

 
HƯỜNG LÊ VÀ CAC KHÁCH MỜI


 
HAI KHÁCH  CAO TUỔI  NHÀ VĂN NGUYỄN LƯƠNG HIÊN
VÀ PHAN THỊ THANH MINH ĐỀU ĐÃ Ở TUỔI BÁT TUẦN 
 

BÙI THỊ SƠN TỪ LAI CHÂU XA XÔI  & DIZIKIMI TỪ ĐẤT TỔ CŨNG CÓ MẶT


ĐỒNG THỊ CHÚC & KIM QUY

 
DIZIKIMI & CẦM TRANG THƠ DÂN TỘC TÀY 


TRÌNH CHIẾU MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ADN



GS LÊ ĐÌNH LƯƠNG , NGỌC MAI , ThS NGUYỄN THỊ NGA & Chị  THANH MINH


THU HẰNG,THANH LIÊM , KIM QUÝ, THU HIỀN HÒA,NGUYỄN THỊ NGA &THANH HÀ


CHỬ THU HẰNG,THU HIỀN HÒA,KIM QUY,THANH HÀ &DIZIKIMI


THANH LIÊM,CHỬ THU HẰNG,THU HIỀN HÒA,KIM QUY, THANH HÀ&DIZIKIMI
 


?? THANH LIÊM ,NGUYỄN THỊ NGA CHỬ THU HẰNG ,BÙI THỊ SƠN & THANH MINH


CHỤP CHUNG VỚI GĐ VÀ NHÂN VIÊN CỦA CGAT
 

HƯỜNG LÊ,...DIZIKIMI,NGUYỄN THỊ NGA,...LÊ THÁM &BÙI THỊ SƠN...
 

CHỤP CHUNG VƠI VỢ CHỒNG GĐ NGUYỄN THỊ NGA & LÊ ĐÌNH LƯƠNG
 

GS NGUYỄN LAN DŨNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH THẢO LUÂN VỀ ADN


GS NGUYỄN LÂN DŨNG THUYẾT MINH NHỮNG HÌNH ẢNH ADN TRÊN MÀN HÌNH
 
 

MỌI NGƯỜI CHĂM CHÚ NGHE GS NGUYỄN LÂN DŨNG THUYẾT MINH


CẦM TRANG THƠ , BÙI THỊ SƠN ...LÊ GIANG &DIZIKIMI


 
THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN THAM QUAN

 
CHỤP ẢNH KỶ NIỆM VỚ GS NGUYỄN LAN DŨNG
 

CHỬ THU HẰNG &DIZIKIMI
 


THANH HÀ & DIZIKIMI


 

 
CHỊ PHAN THỊ THANH MINH & DIZIKIMI

 
ĐỒNG THỊ CHÚC (Langchau) &DIZIKIMI
 


 
ĐỒNG THỊ CHÚC & DIZIKIMI
 

 

 
Th.S NGUYỄN THỊ NGA GĐ CGAT & DIZIKIMI
C

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

MÙA HOA CẢI

MÙA HOA CẢI
Nghiêm Thị Hằng
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đang thì con gái
Đợi anh chưa lấy chồng
Anh rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông.
Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình anh biết thôi
Mình anh không dám hái
Hoa cải bay về trời.
Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui anh trở lại
Ngày em đi lấy chồng.
Anh lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Đợi anh chưa lấy chồng.
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Lê Vinh phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

NGƯỜI PHỤ NỮ TÀI HOA

Người vợ tài hoa của Bộ trưởng Giáo dục tại vị 28 năm

Tại bảo tàng về cố GS Nguyễn Văn Huyên được con cháu thành lập trên chính quê hương của ông (làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội), người xem được chứng kiến những bức ảnh riêng tư của người từng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất: 28 năm.
Bảo tàng trưng bày nhiều tư liệu quý giá của cố GS Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975) - nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Rất nhiều trong số đó lần đầu tiên được gia đình đưa ra trước công chúng.
Đặc biệt, nhiều hình ảnh về người vợ "nổi tiếng xinh đẹp" và tài hoa của ông, cùng các con, là do chính cố giáo sư tự tay chụp.
Qua những hình ảnh và tư liệu riêng tư mà gia đình mới công bố, người xem có thể thấy rõ tình cảm thắm thiết của ông với phu nhân Vi Kim Ngọc và 4 người con.
Nguyễn Văn Huyên sang Pháp du học từ năm 1926. Về nước năm 1935, năm 1936 ông cưới vợ là bà Vi Kim Ngọc, con gái của nguyên Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định.Là con gái tổng đốc nhưng bà Vi Kim Ngọc theo “làn gió mới”, và nổi tiếng xinh đẹp.
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
"Cô Kim Ngọc và cô Kim Phú, hai ngôi sao sáng của phiên chợ Thái Bình không dự thi sắc đẹp" (trích từ một bài báo), Thái Bình 1936
Cái làm tôi thích thú nhất là Ngọc đánh dương cầm hay, lại biết vẽ, tính tình ý nhị, nhẹ nhàng. Theo tôi, thật là một người lý tưởng… Tôi còn nhớ đã đọc được một quyển sách Pháp với một tấn học thức có khi chưa chắc đã mua được một gam thông minh”. (Cô giáo Nguyễn Thị Thịnh)
Theo ông Nguyễn Văn Huy, con trai cố GS Nguyễn Văn Huyên, "Mẹ kể rằng ông bà ngoại muốn bà trở thành người con gái toàn bích “cầm kỳ thi họa”, nên khi còn ở Hưng Yên, hàng tuần mẹ được ông cho ô tô đưa về Hà Nội học piano, học vẽ. Sau khi bà ngoại mất, mẹ là người quán xuyến gia đình họ Vi, mặc dù lúc đó mẹ đã đi lấy chồng. Hôn nhân của bố mẹ ghi dấu một sự chuyển đổi quan trọng của xã hội, từ quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” sang “tự do yêu đương”.
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Ảnh cưới 1936
"Ước mơ của em khi đôi tám xuân xanh quyết chọn được người tài đức mới dám trao gửi thân…Thế là em đã được toại nguyện" - Hồi ức của bà Vi Kim Ngọc, năm 1975.
Ông bà có với nhau 4 người con: Nguyễn Kim Nữ Hạnh (1937-2010) (hay Nguyễn Kim Hạnh) nguyên kỹ sư thông tin của Tổng cục Đường sắt, tác giả cuốn hồi ký "Tiếp bước chân cha"; Nguyễn Kim Bích Hà (hay Nguyễn Bích Hà), Phó giáo sư, Tiến sĩ hóa học, Hiệu trưởng Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội); Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Nguyễn Văn Huy, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên giám đốc bảo tàng dân tộc Việt Nam.
Những bức ảnh dưới đây do chính cố GS Nguyễn Văn Huyên chụp cho vợ con.
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Ảnh chụp khi bà Vi Kim Ngọc vừa sinh con đầu Nữ Hạnh, năm 1937.
Bà Vi Kim Ngọc đã viết những dòng này trong nhật ký: “Khi mẹ có thai lần đầu, cha mẹ vừa mừng vừa lo. Cha chăm sóc mẹ từng ly từng tý. Mẹ ốm nghén liền 4 tháng, gầy sút từ 48kg - 49kg xuống còn 41kg. Bà ngoại của các con thương xót mẹ quá".
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Bà Vi Kim Ngọc và Nữ Hạnh, 20 Trần Bình Trọng, 1938
Mẹ nhắc tôi nhớ đến tên mình có chữ đầu của tên cha và mẹ: N-H (Nữ Hạnh). Sau này tôi nhìn thấy cha mẹ có bộ cốc bằng bạc có khắc chữ N-H rất đẹp. Tôi cảm nhận được mối tình đằm thắm của cha mẹ nên càng cố gắng góp phần giữ gìn hạnh phúc” (Nguyễn Kim Nữ Hạnh)
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Bích Hà sinh ra lúc đó đang Chiến tranh thế giới thứ hai. Mọi việc có nhiều thay đổi. Con đã biết thiếu thốn rồi, chị Hạnh và cha con lại bị thương hàn. Ôi, ba tháng trời lo âu, vất vả của mẹ, con lại đau bụng, ho gà, người chỉ còn da bọc xương. Bao bác sĩ Tây, Ta giỏi đều chữa mà vô hiệu. Sâu đành mời ông lang chữa cho một tháng thì bệnh lui. Mẹ cha mới đỡ lo” (Trích Nhật ký của bà Vi Kim Ngọc).
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Có thể nhận ra niềm hạnh phúc tràn ngập trên gương mặt người mẹ trẻ.
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Vợ và các con qua góc nhìn của người chồng - người cha.
Về con trai út, cố GS Nguyễn Văn Huyên đã có những dòng thư đầy xúc động:“Chú Huy ra đời trong thời buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên gọi chú Huy là Văn Huy. Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn”. (Thư của GS Nguyễn Văn Huyên, 1946).
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Nữ Hạnh (ngoài cùng bên phải), Bích Hà (đứng), Nữ Hiếu và Văn Huy. Ảnh chụp tại Đông phương Bác cổ Viện, năm 1946
GS Nguyễn Văn Huyên còn là một người cha vô cùng thấu hiểu và chia sẻ với con cái. “Năm nay là năm học đầu tiên của một ngành lớn. Nên tất con gặp nhiều khó khăn (…) Chắc con sẽ cố gắng. Cậu còn nhớ khi cậu bằng tuổi con thì cậu có một sự thay đổi rất lớn trong học tập. Cậu hiểu biết nhiều hơn, tin ở mình, tin nhất là ở chỗ chỉ có bản thân mới giải quyết được thật sự vấn đề của mình. Mà muốn giải quyết được thì phải quyết tâm (…) Và nhờ sự tự luyện đó, cậu kiên trì, nhẫn nại, tin tưởng sâu sắc nên sau này gặp biết bao trở ngại, cậu cứ bám chặt mà cố sửa mình để tiến lên góp phần tích cực vào cách mạng được…” (Thư gửi Nữ Hạnh đang học ở Bắc Kinh 1958 – 1959).
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Nhân chuyến công tác đến Trung Quốc, GS Nguyễn Văn Huyên đến thăm Nữ Hạnh đang học ở Băc Kinh (1962 - 1963)
Với cô con gái thứ hai Bích Hà, khi con đi học xa nhà, GS Nguyễn Văn Huyên cùng bày tỏ những thương nhớ, lo lắng của một người cha: “Hiện con dọn ra ngoài, không ở MGU nữa, như vậy có khó khăn không (…) Năm nay con đã vào năm thứ hai đại học rồi. Cố gắng học, sửa những cái bỡ ngỡ năm ngoái mà tiến (…). Hôm nay cậu nói chuyện cho đài Ra-đi-ô Mát-xcơ-va, nói với sinh viên Liên Xô, nên nhớ các con đi học nước ngoài. Con cố gắng cho thật xứng đáng” (Thư gửi Bích Hà).
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
GS Nguyễn Văn Huyên và Bích Hà, năm 1957
Nguyễn Văn Huyên, bảo tàng, Vi Kim Ngọc, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Kim Nữ Hạnh, Nguyễn Kim Bích Hà, Nguyễn Kim Nữ Hiếu, Thái Bình, Vi Văn Định, Hưng Yên,
Cả nhà chụp ảnh kỷ niệm cùng anh Nguyễn Huy Phan - sinh viên y khoa, con nuôi của ông Huyên, bà Ngọc. Ảnh chụp tại Thanh Thúy, Phú Thọ, năm 1947.
Trong thư của bà Kim Ngọc gửi cháu ngoại Kim Hiền, bà đã truyền cho cháu gái kinh nghiệm để gây dựng nên một gia đình, như bà đã có: “Với gia đình ta, bà đã xây đắp những viên gạch nhỏ đầu tiên. Cứ thế cần cù, kiên trì, tin tưởng, phấn khởi, bằng mọi khả năng của mình xây đắp tổ ấm hạnh phúc…”.
Ảnh từ tư liệu của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Theo VietnamNet