Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

VU LAN NHỚ MẸ

VU LAN NHỚ MẸ

40 phút trước  dizikimi434 Chưa có chủ đề

VU LAN NHỚ MẸ

BÀI THƠ VIẾNG MỘ 

Ngày lành tháng tốt Mẹ đi
Mây đưa, Rồng đón,Ngựa thì kiệu xe
Con về khóc Mẹ có nghe
Con đây Mẹ vẫn mong về Mẹ ơi
Mỗi lần ở chốn xa xôi
Trăm lần khóc Mẹ thời có hay
Tử sinh đâu có hẹn ngày
Con về Mẹ đã chia tay xóm làng
Mẹ đi thanh thản nhẹ nhàng
Ngàn thu yên nghỉ suối vàng tự do
Chẳng còn nghĩ ngợi buồn lo
Chỉ mong con cháu ấm no thuận hòa
Thương Cha tuổi tác đã già
Mong Cha sum họp nhà cháu con
Trước sau vẫn tấm lòng son
Cháu con mãi mãi là con cháu nhà
Âm dương xa cách... cách xa...
Giờ con khóc Mẹ mới là khóc chung

Đinh Diên Kỳ Minh 
Chú thích :
(1)(2)Tôi đi học ở Nga về cuối năm 1987.Tết 1988 (Mậu Thìn)tôi về nhà ăn Tết .Mẹ tôi vẫn khỏe mạnh bình thường và rất vui vẻ vì thấy con mình đã công thành danh toại. Sau Tết ít ngày tôi lại về Hà Nội tiếp tục công việc.Ngày mùng 2 tháng 2 tự nhiên tôi thấy bồn chồn không yên nên tôi bỏ mọi công việc để về nhà. Khi về nhà đã sang ngày 3 tháng 2 nên không còn được gặp Mẹ nữa vì Mẹ tôi đột ngột ra đi đúng giờ Ngọ (12h00 ngày 02 tháng 02 năm Mậu Thìn 1988) Qúa thương Mẹ tôi làm bài thơ này ra mộ thắp hương , đọc bài thơ này trước mộ Mẹ và đốt đi cho
Nhân dịp lễ Vu Lan tôi đăng lại bài này thay nén tâm nhang tưởng nhớ Mẹ.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

LỄ HỘI SỜ NGỰC TRONG THÁNG CÔ HỒN

https://youtu.be/qVcKaPSgvV0

LỄ HỘI SỜ NGỰC

''Hội sờ ngực''ở bên Trung Quốc
Thời nhà Tùy đã được hình thành
Ngày này nữ tú ,nam thanh
Xuống đường hào hứng đua tranh góp phần
Để tránh nạn mỗi lần cúng tế
Cho cô hồn.Vì thế cho nên
Các cô đi hội không quên
Nhũ hoa thả lỏng một bên cho sờ
Cô hồn thấy cho là mất dấu
Chê các cô rồi bảo nhau đi
Thế là thoát được mối nguy...
Hội này vẫn được duy trì tới nay
Kể ra cũng hay hay đấy nhỉ
Mong nhiều nơi không chỉ Vân Nam
Tuy rằng đừng có quá ham
Để mà lợi dụng hóa nhàm- mất thiêng
Mỗi miền có nét riêng văn hóa
Nên giữ gìn cho cả mai sau
Dở hay ''đóng cửa bảo nhau''
Phát huy truyền thống dài lâu,vững bền








(DIZIKIMI


Lễ hội sờ ngực trong tháng cô

hồn ở Vân Nam Trung Quốc.

Lễ hội sờ ngực hay lễ hội ma quỷ, là một nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Di, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Hàng năm, cứ vào ngày 14-16/7 âm lịch, ngoài việc đốt vàng mã cúng tế, tất cả nam và nữ khi ra ngoài đường đều phải tuân thủ quy định của lễ hội sờ ngực. Đàn ông phải sờ ngực phụ nữ một cách nhiệt tình, còn phụ nữ phải đón nhận việc đó một cách vui vẻ. Mọi người đều coi việc sờ và “được sờ” này sẽ mang đến may mắn cát tường cho bản thân. 
Phụ nữ ăn mặc, trang điểm xinh đẹp đến dự lễ hội.
Theo tục lệ, các chàng trai và cô gái còn độc thân sẽ ra ngoài đường tụ tập tham dự lễ hội và tìm đối tác. Khi tìm được người ưng ý, hai người sẽ nắm tay nhau cùng đi vào rừng tùng trên núi... Nhưng ngày nay đa số mọi người, bao gồm cả khách du lịch đến đây, nếu trên đường gặp cô gái mình thích đều có thể tùy ý sờ ngực để lấy may. Các cô gái cũng không vì vậy mà tức giận, ngược lại đều cảm thấy vui vẻ.
Tuy liên quan đến vấn đề giới tính nhưng người dân tộc Di lại coi đây là một ngày lễ truyền thống. Trong thời gian lễ hội diễn ra, nam thanh nữ tú vui chơi, đánh đàn ca hát nhảy múa làm cho không khí trở nên sôi động.
Trong 3 ngày này các cô gái chỉ mặc đồ che kín một bên ngực, còn một bên để hờ hững. Người ta quan niệm bên ngực được che kín chính là để gìn giữ cho chồng tương lai, còn với ngực để lộ, mọi người đều có thể không cần kiêng nể mà động chạm. Các cô gái bên ngoài tỏ ra e thẹn và chạy trốn nhưng lại hoàn toàn không có ý trách móc hay giận dữ nào.
Người dân tưng bừng ăn mừng lễ hội.
Theo truyền thuyết, vào đời nhà Tùy (581 – 619) chiến tranh liên miên, có rất nhiều thanh niên bị bắt đi lính và chết trận khi còn rất trẻ. Do cuộc sống ngắn ngủi chưa tận hưởng hết hương vị của đời nên những người bị chết oan uổng này biến thành những cô hồn đi lang thang khắp nơi bắt các cô gái chưa chồng về làm vợ.
Những cô hồn này lại có tư tưởng “trinh nữ hoàn mỹ” mãnh liệt, không bắt các cô gái đã bị người khác sờ vào ngực. Các cô gái vì không muốn trở thành vợ của quỷ nên nhờ các thanh niên trong bộ tộc sờ lên ngực mình để đổi lấy bình an.
Cứ thế tục lệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay và trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, thu hút lượng lớn khách du lịch đến nơi đây.
DIZIKIMI SƯU TẦM

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

LỄ VU LAN


Xưa, người Việt cổ tin rằng, tùy theo việc khi còn sống làm mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
   Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là 'tháng cô hồn'? - Ảnh 1

Theo truyền thuyết dân gian, Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.
Một chuyện khác kể rằng, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thấy thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”.
Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…
Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối... Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. "Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt", GS. TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ trên Infonet.
Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Xá tội vong nhân trùng với lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ. Bản chất của ngày Rằm này rất nhân bản, là lòng yêu thương con người với con người. Ngày có ý nghĩa mọi người tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.
Chuyện kể rằng, Bồ Tát Mục Kiền Liên vốn là một vị cao tăng thần thông quảng đại, hiếu nghĩa vô cùng. Khi mẹ của ông là bà Thanh Đề qua đời, ông nhớ mẹ da diết và cố gắng đi tìm mẹ.
Vì khi còn sống mẹ ông gây nhiều nghiệp ác nên khi chết đi, bà phải làm quỷ đói và bị hành hạ rất thương tâm. Thương mẹ, ông đem cơm đến dâng mẹ, tuy nhiên cứ khi nào đồ ăn được dâng tới tận miệng thì chúng lại hóa thành than lửa, mẹ ông không tài nào ăn được.
Bồ tát khẩn thiết kêu van xin Phật tìm cách cứu mẹ, lúc đó ông được biết ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để mang đồ cho mẹ ăn và ông đã cứu mẹ thành công. Lễ Vu lan Rằm tháng 7 là một trong những ngày trọng đại và thiêng liêng nhất của Phật giáo.