Cứ mỗi đợt Thu về, những người con lại có dịp thể hiện tình yêu thương của mình với đấng sinh thành trong ngày lễ Vu Lan. Bởi lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là dịp để báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, như truyền thống lâu đời của người Việt vốn trọng những tấm lòng thảo thơm như thế. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan bạn nhé.
Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là dịp để báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương. |
Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu
Khi nhắc tới Vu Lan, bất kỳ người con hiếu thảo nào cũng thấy chạnh lòng bởi lẽ Phật tính trong những tấm lòng hiếu thảo một lần nữa được khơi dậy. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng biết đến nguồn gốc của cái ngày trọng đại này.
Xuất phát từ truyền thuyết Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 hàng năm là để tưởng nhớ công an cha mẹ đã có công nuôi dưỡng.
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp thế gian để tìm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều tội ác mà phải sanh làm ngạ quỷ, bị cực hình ở cảnh giới địa ngục, thân thể bà tiêu tụy vì đói khát, ông đã đem cơm do tín thí cúng dường xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm đi không co các cô hồn khác đến tránh cướp, vì vậy khi đưa bát cơm lên đến miệng thì bị hóa thành lửa đỏ.
Mục Kiền Liên quay về tìm Phật hỏi các cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông được đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của các chư tăng khắp mười phương mới cầu mong cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các chư tăng, hãy sắm lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: “chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp).Từ đó, ngày Lễ Vu Lan được ra đời. Trong một số nước Á Đông, ngày này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, để tỏ lòng báo hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.
Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là đối với bố mẹ, người đã sinh và nuôi dương chúng ta không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng báo luân hồi. Điều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng vòng báo hiếu ra tất cả các chúng sinh. “Phổ độ chúng sanh” “cứu nhân độ thế” “xá tội vong nhân”.
Vu Lan Bồn có nghĩa là dùng lễ vậy dựng trong một cái bồn (thau, chậu) dâng cúng lên các vị tu hành thanh tịnh để nhờ sự chú nguyện của họ, cứu vớt những người bị tội chướng hành hạ, thọ khổ báo trong hiện khiếp và nhiều đời. Điều đó có nghĩa là ngày Vu Lan đã có từ thời Đức Phật, do ngài Mục Kiền Liên xin phật dạy để cứu mẹ.
Trên thế giới này mọi sinh vật đều có sự sống do cha mẹ sinh ra. Cha mẹ phải chịu nhiều khổ cực để sinh con ra, để nuôi con khôn lớn.
Con người được hơn những loại động vật khác là có thể hiếu đạo. Nếu ai đó đã không thương cha, kính trọng mẹ thì còn tồi tệ hơn những loại cầm thú. Vì thế nếu chúng ta tự nhận mình là con người thì phải biết ơn và báo nghĩa.
Biết ơn là phải biết mình được sinh ra từ đâu. Nhiều người trong chúng ta phủ nhận công nuôi dưỡng của cha mẹ, đã phản bội lại và nói rằng tôi sinh ra từ đất, gió,.. từ đó đâm ra ghét bỏ cha mẹ, phá tan gia cang làm cho cha mẹ phải khổ đau suốt đời.
Báo nghĩa là đền đáp những gì cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người. Chúng ta báo nghĩa bằng cách lo từng miếng ăn, tấm áo, thuốc thang, đỡ đàn khi cha mẹ già yếu. Người theo Phật giáo khi báo ân cho cha mệ nên hiểu rõ đạo lý báo ân để việc báo ân được kết quả hơn.
Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nhà nhà thường sắm sửa đồ lễ để cúng chúng sinh và lễ Vu Lan. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa hai ngày này.
Rất nhiều người nhầm lẫn hai ngày này và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân - Rằm tháng 7. Trên thực tế, đây thực sự là hai lễ khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo song xuất phát từ những điển tích riêng biệt.
Ngày xá tội vong nhân thường được gọi là “ngày mở cửa địa ngục”
Ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa gắn liền với truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7 Âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần và đến rằm thì tất cả phải trở về, cửa địa ngục đóng lại. Ngày này các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy.
Trong quan niệm của Phật giáo cũng có 2 truyền thuyết kể về sự tích tháng cô hồn.
Có chuyện kể rằng ngày trước, quỷ thường hay quấy phá, làm hại người, khiến họ không thể yên ổn làm ăn, khổ quá bèn kêu lên Phật. Đức Phật giúp con người trục quỷ, đày chúng xuống địa ngục.
Thế nhưng vì lượng cả từ bi, ngài cho phép chúng trở lại dương gian mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng 7.
Một chuyện khác kể rằng, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thì thấy một con Ngạ quỷ người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó.
Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”.
A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước.
Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.
Nhắc đến Ngạ quỷ các thuyết Phật giáo cũng có giải thích rằng, Ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người.
Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Lễ Vu Lan báo hiếu
Vu lan là tên gọi ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử trong phật giáo nhằm vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, là ngày tưởng nhớ báo hiếu công ơn cha mẹ.
Theo tín ngưỡng dân gian rằm tháng 7 đó là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng. Lễ cúng cô hồn theo cách gọi dân gian cũng trùng vào ngày này.
Truyền thuyết lễ Vu Lan xuất phát từ lòng hiếu thảo của Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa khi bồ tát Mục Kiều Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ tới mẫu thân, đã dùng phép thần nhìn khắp trời đất. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh vào ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở, ông đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng lên cho mẹ mình. Nhưng do đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác tới tranh cướp, vì vậy thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ và được Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quản đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật dạy, Mục Liên đã giải thoát được cho mẹ mình. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này mà làm. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Ở Việt Nam ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, là một ngày lễ lớn của Phật giáo để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, Việc cúng rằm tháng 7 bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước rồi mới đến cúng tại nhà. Ngày lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm khi mặt rời lặn. Ở nhà chùa thường tổ chức lễ hoa đăng, tụng kinh Vu Lan vào buổi tối để giúp tăng ni, phật tử tỏ lòng báo hiếu với đấng sinh thành của mình.
Ở nước ta, người dân thường tổ chức cả hai lễ ấy vào cùng ngày rằm tháng 7. Chỉ có điều, người phía Bắc thì trọng ngày Xá tội vong nhân hơn, còn miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]