Lời thưa
Chút thơ gửi Đất,gửi Trời
Mong sao thấu đến tim Người yêu thơ
Nếu còn mộc mạc ,ngu ngơ
Xin đọc cho đến bao giờ thấy....YÊU.
DIZIKIMI
BÀI THƠ CUỘC ĐỜI
BÀI THƠ CUỘC ĐỜI
"Sông Thao nước đục người đen
Ai lên phố Ẻn thì quên đường về "
Dân quê quen gọi làng “Nhe"
Tiếng “nhe “da diết nói nghe nhẹ nhàng.
Làng Nhe có một ông Đang
Về hưu gắn bó với làng với dân
Tự do,thoải mái ,thư nhàn
Mình ông riêng một không gian tuyệt vời
Khi ăn, khi ngủ , khi chơi
Lúc nào cũng thấy thảnh thơi, đàng hoàng.
Ăn thì nào phải cao sang
Chỉ thường thịt cá , nhì nhằng tí rau
Uống thì kiểu cách gì đâu
Chi là rượu thuốc chẳng cầu kỳ chi
Đường xa những lúc muốn đi
Sẵn xe đạp điện ông phi vèo vèo.
Đôi khi máy ảnh đem theo
Chân dung ít chụp,chụp nhiều danh lam
Còn thơ có hứng thì làm
Chép ghi lặng lẽ ,chẳng ham hố gì.
Đường đời vững bước chân đi
Vượt lên từng chặng mỗi khi qua cầu
Sang Tây chẳng thiết làm giàu
Lười buôn , lười bán ,lười cầu lợi danh
Tiếng Nga mê mải học hành
Liên Xô tan vỡ “cháy thành vạ lây”
Muốn còn giữ lấy nghề thầy
Tiếng Anh ông lại học ngay tức thì
Cầm lòng học, lại học đi
Dạy lên, dạy xuống , giờ thì nghỉ thôi
Những năm vất vả xa rồi
Sống vui ,sống khoẻ cho đời tươi thêm
Cháu con thấy cảnh êm đềm
Vui phần ông, thấy ấm êm phần mình
Vì sao đời được hiển vinh
Công ơn cha mẹ biển tình bao la
Được vui sống ở quê nhà
Càng yêu đất nước ông bà tổ tiên
Tuổi cao ông vẫn hồn nhiên
Vui vì con cháu thảo hiền, hiếu trung
Vốn là truyền thống cha ông:
“Tôn sư, trọng đạo” sáng trong tận nguồn.
Bạn bè thường tới lui luôn
Ông vui vẻ tiếp đón nguồn tâm tư .
Cuộc đời đẹp tựa bài thơ
Tri âm mong gặp ,đợi chờ ,lắng nghe.
Ai về Vũ Yển –làng Nhe
Ghé ông Đang để mà nghe đôi lời
Tuy rằng mang tiếng ông Lười
Yêu thơ ,hiếu khách nhiều người lại qua.
Giàn hoa rủ trước hiên nhà
Sang hèn, quen lạ vào ra cúi luồn
Khách đừng thấy thế mà buồn
Mấy ai đã được cúi luồn dưới hoa
Khi là khách đã vào nhà
Chỉ cần xem chủ mặn mà hay không
Tấm lòng đến với tấm lòng
Ngoài ra mọi thứ đều không cần gì
Đời người “Sinh ký,tử qui”
Sống thời phải biết làm gì cho nhau
Người dò được cả sông sâu
Lòng người thì phải thức lâu mới tường .
Tình yêu ,tình bạn ,tình thương
Phải trong sáng, phải tỏ tường trước sau
Mong sao tình mãi bền lâu
Vui buồn hãy đến với nhau vị tình
Mấy lời bộch bạch phân minh
Dở hay xin hãy phẩm bình ,thẩm qua
Đôi câu mộc mạc, nôm na
Xem như chén rượu ,chén trà mời nhau
Xưa thường mời khách trầu cau
Nay xin chỉ có mấy câu làm quà
Sẻ chia cùng bạn gần xa
Tu tâm,di dưỡng để mà xuân lâu.
Khi vui ngâm ngợi đôi câu
Lúc buồn tìm bạn dốc bầu tâm tư
Ước sao sống lại tuổi thơ
Vô tư ,trong sáng ,dại khờ, đáng yêu.
Chẳng mong trông thấy những điều
Lênh đênh kiếp sống thân Kiều bể dâu
Tố Như Người ở nơi đâu
Xin Người soi rọi từng câu, từng dòng
Lời thương bày tỏ nỗi lòng
Mong tìm tri kỷ để cùng tri âm
Chú thích : (1) Câu ca dao cổ không biết có từ
bao giờ. chỉ biết mọii người truyền
tụng cho đến ngày nay.Câu ca dao có ý khai quát
là:Phố Ẻn (xã Vũ Yển ngày
nay)ngày xưa là nơi tụ hội dân cư đông đúc,trên
bên dưới thuyền ,buôn bán sầm uất
.Nơi đất lành chim đậu,đồng tiền kiếm ra dễ như
bỡn nhiều người đến sinh cơ, lập
nghiệp đến nỗi quên cả đường về . Nhưng vì câu
ca có các từ “nước đục “”người
đen”và “quên đường về”mà ngươi “thich đùa” lý
gỉai theo theo kiểu đàm tiếu thì không thể chấp nhận được.
bao giờ. chỉ biết mọii người truyền
tụng cho đến ngày nay.Câu ca dao có ý khai quát
là:Phố Ẻn (xã Vũ Yển ngày
nay)ngày xưa là nơi tụ hội dân cư đông đúc,trên
bên dưới thuyền ,buôn bán sầm uất
.Nơi đất lành chim đậu,đồng tiền kiếm ra dễ như
bỡn nhiều người đến sinh cơ, lập
nghiệp đến nỗi quên cả đường về . Nhưng vì câu
ca có các từ “nước đục “”người
đen”và “quên đường về”mà ngươi “thich đùa” lý
gỉai theo theo kiểu đàm tiếu thì không thể chấp nhận được.
.
Riêng từ “người đen”nhiều người cho rằng phải
nói là “người nen “ mới đúng vì từ “nen” là tiếng
cổ có nghĩa tương tự như: chen,len,ken, chặt chẽ
, khăng khít , đông đúc…..Trong Kiều cũng có
một câu mà các sách xưa nay vẫn in là:“Ngựa xe
như nước ¸áo quần như nêm” thực ra phải nói
“như nen “mới đúng. Cả câu ca dao và câu Kiều
đều muốn mô tả sự đông vui ,tấp nập Về âm vận
từ “nen”rất vần với các từ “quên”và”lên” trong
câu ca dao và câu Kiều:”Ngựa xe như nước áo
quần như nen” .”Ngổn ngang gò đống kéo
lên”.Chung âm phải là “en”hay “ên”chứ không thể
là “em” hay “êm” được. Điều này xin dành cho
các nhà ngôn ngữ góp ý thêm.Tác giả vẫn tôn
trọng ghi lại câu ca dao như đã truyền tụng bấy
lâu nay và được hiểu theo những điều giải thích
trên.Nếu nói là :”ngườii đen”vẫn có thể hiểu là
:”đen nghịt những người là người" không thể hiểu
là “đen đủi “ hay “đen đúa” được.
nói là “người nen “ mới đúng vì từ “nen” là tiếng
cổ có nghĩa tương tự như: chen,len,ken, chặt chẽ
, khăng khít , đông đúc…..Trong Kiều cũng có
một câu mà các sách xưa nay vẫn in là:“Ngựa xe
như nước ¸áo quần như nêm” thực ra phải nói
“như nen “mới đúng. Cả câu ca dao và câu Kiều
đều muốn mô tả sự đông vui ,tấp nập Về âm vận
từ “nen”rất vần với các từ “quên”và”lên” trong
câu ca dao và câu Kiều:”Ngựa xe như nước áo
quần như nen” .”Ngổn ngang gò đống kéo
lên”.Chung âm phải là “en”hay “ên”chứ không thể
là “em” hay “êm” được. Điều này xin dành cho
các nhà ngôn ngữ góp ý thêm.Tác giả vẫn tôn
trọng ghi lại câu ca dao như đã truyền tụng bấy
lâu nay và được hiểu theo những điều giải thích
trên.Nếu nói là :”ngườii đen”vẫn có thể hiểu là
:”đen nghịt những người là người" không thể hiểu
là “đen đủi “ hay “đen đúa” được.
(2)Tiếng “nhe” biến âm từ tiếng”nhé”mà ra.Người
làng Vũ Yển trong những câu dặn dò ,nhắn nhủ
thường đệm tiếng “nhe” thay cho tiếng “nhé”Vì
thế dân quê quen gọi người làng Vũ Yển là dân
làng “Nhe.”Ví dụ:Đáng lẽ nói :Bác về nhé ! Mai
bác lại đến chơi nhé !
làng Vũ Yển trong những câu dặn dò ,nhắn nhủ
thường đệm tiếng “nhe” thay cho tiếng “nhé”Vì
thế dân quê quen gọi người làng Vũ Yển là dân
làng “Nhe.”Ví dụ:Đáng lẽ nói :Bác về nhé ! Mai
bác lại đến chơi nhé !
Người làng Vũ Yển nói: Bác về nhe! Mai bác lại đến chơi nhe!
Từ thanh “trắc” chuyển sang thanh “bằng”
nghe nhẹ nhàng , da diết ,tình cảm hơn.Đây thật
sự là tiếng nói quê hương mà người làng Vũ Yển
đi đâu bản sắc đó không thể pha trộn và mất đi
được.Người làng "Nhe" luôn muốn tìm về để
nghe giọng nói thân thương ấm áp của quê hương
nghe nhẹ nhàng , da diết ,tình cảm hơn.Đây thật
sự là tiếng nói quê hương mà người làng Vũ Yển
đi đâu bản sắc đó không thể pha trộn và mất đi
được.Người làng "Nhe" luôn muốn tìm về để
nghe giọng nói thân thương ấm áp của quê hương
http://dizikimipt.blogspot.com/2016/08/bai-tho-cuoc-oi-loi-thua-chut-tho-gui.html
Trả lờiXóa(Trích BÀI THƠ CUỘC ĐỜI in trong tập CHA & CON)
Trả lờiXóaMời các bạn đọc và nghe toàn văn ở đây: http://dizikimipt.blogspot.com/2016/08/bai-tho-cuoc-oi-loi-thua-chut-tho-gui.html hoặc ở đây: http://dinhzuydang.blogspot.com/2012/12/bai-tho-cuoc-oi-0026-25-thg-2-2010-cong.html Nghe đọc BÀI THƠ CUỘC ĐỜI ở đây: http://www.youtube.com/watch?list=UUAB1MfpTg0yav1dlktn2xLw&v=cgpGGAsrwrM&feature=player_detailpage Đây coi như TỰ BẠCH của anh.Em đọc em sẽ hình dung anh rõ hơn.
https://youtu.be/1ksxobaoyWM
Trả lờiXóa