NGƯỜI ĐẸP
Người đẹp trông như tuyết
Chạm vào lại thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào lại thấy mát
Người không khát-Nhìn thấy người đẹp cũng khát
Người không đói-Nhìn thấy người đẹp cũng đói
Người muốn chết-Gặp người đẹp
lại không muốn chết nữa
Chạm vào lại thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào lại thấy mát
Người không khát-Nhìn thấy người đẹp cũng khát
Người không đói-Nhìn thấy người đẹp cũng đói
Người muốn chết-Gặp người đẹp
lại không muốn chết nữa
Ơ!
Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người.
Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người.
Thơ LÒ NGÂN SỦN
Bài thơ: “Người đẹp” của nhà thơ Lò Ngân Sủn từ lâu đã được người yêu thơ, làm thơ thuộc nằm lòng, như một bảo bối “Giáo khoa”thơ gối đầu giường, để đôi khi mang ra đọc cho khoái, hoặc để tạo nguồn cảm xúc cho sáng tác của mình.
Bài thơ đọc lên nghe chân mộc, giản dị, thật thà như đếm. Cứ tưởng, nếu làm thơ như thế thì dễ ợt. Nhưng thực ra chỉ có mỗi Lò Ngân Sủn là làm được. Bài thơ hay tự nhiên, như một bông hoa tươi không biết héo, cứ toả hương thơm riêng rất lạ từ đài nhuỵ Lò Ngân Sủn. Thế mới biết thơ hay đến mức thành “Thần”, thì dễ đi vào quần chúng cũng tựa như lửa đượm gặp củi khô, giò lụa gặp xôi trắng vậy.
Trước tiên ta gặp sự quan sát của nhà thơ: “Người đẹp trông như tuyết”; “Người đẹp trông như lửa”. Thật là tinh tế! Vẫn là lối so sánh thông thường, qua đó người đẹp hiện lên thật ngọc ngà, rực rỡ. Nhưng chính nghệ thuật tương phản mới diễn tả hết cái siêu phàm của người đẹp: “như tuyết…lại thấy nóng”; “như lửa…lại thất mát”.
Thế là từ quan sát, tác giả đã chuyển sang chiêm nghiệm. Mà đúng như thế thật! Trời đất đã dành cho phái đẹp cái đặc thù quí báu ấy…Bất cứ người đàn ông nào cũng thấy điều ấy là chí lý, chí tình.
Tác giả khai thác đến triệt để nghệ thuật tương phản, để diễn tả cặn kẽ sự chiêm nghiệm của mình. Nhà thơ sử dụng các cặp từ chỉ nhu cầu vật chất thông thường:
“không khát-Nhìn thấy người đẹp cũng khát”;
“Không đói-Nhìn thấy người đẹp cũng đói”.
Từ “đói”, “khát” ở mỗi dòng thơ được xuất hiện hai lần. Lần một là nghĩa đen, lần hai là nghĩa bóng. “Khát” được chuyển nghĩa thành khao khát; “Đói” được chuyển thành sự thèm muốn. Nhưng sự đối lập còn tiến triển. Nghệ thuật tương phản đã được đẩy lên đến tột đỉnh: “Người muốn chết-Gặp người đẹp lại không muốn chết nữa”. “ Muốn chết” là tuyệt vọng đến tột độ, nhưng chính “người đẹp” đã hoá giải tình trạng đó và mọi sự lại trở lại bình thường: “Muốn chết…lại không muốn chếtnữa”. “Người đẹp” giống như một cứu tinh thật linh thiêng và thần diệu…
Ba câu thơ cuối bài, tác giả dùng phép quy nạp, nhấn mạnh sự tôn vinh “người đẹp” của “mọi người”. Vâng! Đó cũng là khát vọng thẩm mỹ muôn đời mà con người xưa nay hằng ôm ấp. Với ngòi bút tài hoa, tác giả đã chứng minh cho ta thấy, lối tương phản-tăng tiến trong nghệ thuật nói chung đã đóng vai trò đắc dụng đến nhường nào! Bài thơ “Người đẹp” sẽ sống mãi trong dòng thời gian vô tận…
Lời bình
của Chu Ngọc Phan
Bài thơ đọc lên nghe chân mộc, giản dị, thật thà như đếm. Cứ tưởng, nếu làm thơ như thế thì dễ ợt. Nhưng thực ra chỉ có mỗi Lò Ngân Sủn là làm được. Bài thơ hay tự nhiên, như một bông hoa tươi không biết héo, cứ toả hương thơm riêng rất lạ từ đài nhuỵ Lò Ngân Sủn. Thế mới biết thơ hay đến mức thành “Thần”, thì dễ đi vào quần chúng cũng tựa như lửa đượm gặp củi khô, giò lụa gặp xôi trắng vậy.
Trước tiên ta gặp sự quan sát của nhà thơ: “Người đẹp trông như tuyết”; “Người đẹp trông như lửa”. Thật là tinh tế! Vẫn là lối so sánh thông thường, qua đó người đẹp hiện lên thật ngọc ngà, rực rỡ. Nhưng chính nghệ thuật tương phản mới diễn tả hết cái siêu phàm của người đẹp: “như tuyết…lại thấy nóng”; “như lửa…lại thất mát”.
Thế là từ quan sát, tác giả đã chuyển sang chiêm nghiệm. Mà đúng như thế thật! Trời đất đã dành cho phái đẹp cái đặc thù quí báu ấy…Bất cứ người đàn ông nào cũng thấy điều ấy là chí lý, chí tình.
Tác giả khai thác đến triệt để nghệ thuật tương phản, để diễn tả cặn kẽ sự chiêm nghiệm của mình. Nhà thơ sử dụng các cặp từ chỉ nhu cầu vật chất thông thường:
“không khát-Nhìn thấy người đẹp cũng khát”;
“Không đói-Nhìn thấy người đẹp cũng đói”.
Từ “đói”, “khát” ở mỗi dòng thơ được xuất hiện hai lần. Lần một là nghĩa đen, lần hai là nghĩa bóng. “Khát” được chuyển nghĩa thành khao khát; “Đói” được chuyển thành sự thèm muốn. Nhưng sự đối lập còn tiến triển. Nghệ thuật tương phản đã được đẩy lên đến tột đỉnh: “Người muốn chết-Gặp người đẹp lại không muốn chết nữa”. “ Muốn chết” là tuyệt vọng đến tột độ, nhưng chính “người đẹp” đã hoá giải tình trạng đó và mọi sự lại trở lại bình thường: “Muốn chết…lại không muốn chếtnữa”. “Người đẹp” giống như một cứu tinh thật linh thiêng và thần diệu…
Ba câu thơ cuối bài, tác giả dùng phép quy nạp, nhấn mạnh sự tôn vinh “người đẹp” của “mọi người”. Vâng! Đó cũng là khát vọng thẩm mỹ muôn đời mà con người xưa nay hằng ôm ấp. Với ngòi bút tài hoa, tác giả đã chứng minh cho ta thấy, lối tương phản-tăng tiến trong nghệ thuật nói chung đã đóng vai trò đắc dụng đến nhường nào! Bài thơ “Người đẹp” sẽ sống mãi trong dòng thời gian vô tận…
Lời bình
của Chu Ngọc Phan
Đọc bài thơ trên nếu không được giới thiệu ta nghe cảm tưởng như thơ dịch từ tiếng nước ngoài .Thực ra đó là bài thơ của nhà thơ dân tộc LÒ NGÂN SỦN.
Dựa vào nội dung và ý tứ của nhà thơ LÒ NGÂN SỦN tôi thử "dịch" ra LỤC BÁT xem sao nhé.Các bạn hưởng ứng thử "dịch" các thể thớ khác xem sao.Chúc các bạn thành công.
Bài 1
NGƯỜI ĐẸP
Người đẹp như tuyết trắng tinh
Chạm vào thấy nóng ran mình lạ không
Người đẹp như ngọn lửa hồng
Sờ vào thấy mát mà không bận gì
Người không khát khát đến mê
Người không đói thấy đói tê tái lòng
Người sắp chết lại muốn không
Người đẹp là nỗi ước mong ngàn đời
Như bức tranh đẹp ai ơi
Treo trước mặt để mọi người ngắm trông.
Bài 2
NGƯỜI ĐẸP
Người đẹp như tuyết trắng phau
Chạm vào thấy nóng ran đầu lạ ghê
Người đẹp như lửa bùa mê
Sờ vào thấy mát chẳng hề bỏng tay
Người không khát muốn uống ngay
Người không đói lại muốn lai rai liền
Người muốn chết tưởng hóa điên
Thấy người đẹp bỗng lại hiền như xưa
Người đẹp là một ước mơ
Như tranh tạo hứng làm thơ dâng đời
DIZIKIMI
Bài 1
NGƯỜI ĐẸP
Người đẹp như tuyết trắng tinh
Chạm vào thấy nóng ran mình lạ không
Người đẹp như ngọn lửa hồng
Sờ vào thấy mát mà không bận gì
Người không khát khát đến mê
Người không đói thấy đói tê tái lòng
Người sắp chết lại muốn không
Người đẹp là nỗi ước mong ngàn đời
Như bức tranh đẹp ai ơi
Treo trước mặt để mọi người ngắm trông.
Bài 2
NGƯỜI ĐẸP
Người đẹp như tuyết trắng phau
Chạm vào thấy nóng ran đầu lạ ghê
Người đẹp như lửa bùa mê
Sờ vào thấy mát chẳng hề bỏng tay
Người không khát muốn uống ngay
Người không đói lại muốn lai rai liền
Người muốn chết tưởng hóa điên
Thấy người đẹp bỗng lại hiền như xưa
Người đẹp là một ước mơ
Như tranh tạo hứng làm thơ dâng đời
DIZIKIMI
HOA HẬU VIỆT NAM 2017 ĐỖ MỸ LINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]