Trang

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

LỄ THẤT TỊCH -VALETINE Ở CHÂU Á

Bạn có biết ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch là lễ thất tịch hay lễ tình nhân của phương Đông
Bạn đã biết sự tích về Ngưu Lang Chức Nữ, vậy bạn có biết họ gặp lại nhau ngày nào trong tháng bảy không? Ngày đó còn được gọi là ngày lễ Thất Tịch hay ngày lễ
Đăng 1 năm trước tại Văn hóa - Du Lịch
Tháng bảy không chỉ là tháng cô hồn mà còn được biết đến với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Vậy bạn có biết ngày chính xác sự tích này diễn ra vào ngày nào trong tháng bảy hay không? Như tiêu đề bài viết, hôm qua ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, chính là ngày mà Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, hay còn được gọi là lễ Thất Tịch, lễ tình yêu của người châu Á.
Theo văn hóa phương Đông nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, lễ Thất Tịch là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản.
Đây là ngày hội truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc, được gọi là ngày lễ Qixi, bắt đầu từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (tức sao Chức Nữ) và Hikoboshi (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ



Tanabata. Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok. Và khi du nhập vào Việt Nam thì nó thành lễ Thất Tịch.
Lễ Qixi Trung Quốc
Khác với việc tặng hoa hồng và sô cô la, trong ngày này, ở Trung Quốc, các đôi yêu nhau thường đến Đền Bà mối để cầu nguyện. Họ mong tình yêu bền chặt và sẽ cưới được nhau. Với những ai chưa có người yêu thì cầu sẽ sớm gặp người hợp ý.
Ngoài ra, những cô gái trẻ Trung Quốc còn trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt và người yêu thương chân thành. Một số nơi còn tổ chức nhiều sự kiện ghép đôi, xe duyên. Có đôi còn đưa nhau lên Vạn Lý Trường Thành để cùng khóa những đôi khóa tình yêu.
Lễ Tanabata Nhật Bản
Lễ hội được cho là du nhập vào Nhật trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.
Lễ hội Tanabata ở Nhật
Ngưu Lang Chức Nữ của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, đặc biệt tại thành phố Sendai và Hiratsuka và vùng Tōhoku, lễ hội này còn được gọi là "Tanabata", tuy nhiên lại được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hàng năm với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy, vào đêm trước, thường có bắn pháo bông tại công viên Nishi-kōen. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.
Theo phong tục, người dân xếp hình giấy theo 7 hình thông dụng, như cánh hạc (Orizuru), Kimono bằng giấy (Kamigoromo), túi xách (Kinchaku), lưới (Toami), bao (Kuzukago),... để trang trí hoặc để tặng nhau để chúc may mắn, tốt lành.
Lễ Chilseok Hàn Quốc
Chilseok là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc rơi vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, có nguồn gốc từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok rơi vào khoảng thời gian mà nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.
Lễ Chilseok Hàn Quốc
Ngưu Lang Chức Nữ của Hàn Quốc tên là Gyeonwu và Jiknyeo
Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm cho một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như cơ hội cuối cùng để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì, sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì. Người Hàn Quốc ăn bánh nướng làm từ lúa mì gọi là miljeonbyeong, và sirutteok - một loại bánh gạo phủ đậu azuki.
Lễ Thất Tịch Việt Nam
Ở Việt Nam, đây còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt.
Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.
Lễ Thất Tịch Việt Nam
Trong ngày này người ta thường đổ về Chùa Hà cầu tình. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố  Hà Nội, Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Sở dĩ  chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.
Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Như vậy trên thực tế từ một truyền thuyết lưu tồn trong dân gian Châu Á, Ngày 7/7 với lễ trọng diễn ra tại Chùa Hà (HN), tính chất lễ hội mưa ngâu của Trung Quốc không chỉ được Việt Hóa thành lễ hội cầu tình mà còn gắn liền với một sự kiện lịch sử cụ thể về Vua Lý Thánh Tông.
Những bài thơ hay viết về những cơn mưa Ngâu. Mưa ngâu thường xuất hiện vào những ngày đầu trong tháng 7 âm lịch. Đó là những cơn mưa không kéo dài, bất chợt. Dân gian cho rằng đó là những giọt nước mắt của mối tình buồn Ngưu Lang và Chức Nữ.
Thơ hay mưa ngâu
BÀI THƠ: MƯA NGÂU 1
Tác giả: Bình Minh
Lặng nghe Mẹ kể ngày xưa
Tháng bảy năm ấy trời mưa rất nhiều
Ngây thơ chưa biết nhiều điều
Con đành hỏi Mẹ mưa nhiều vì sao
Mẹ kể rằng ở trên cao
Có tình Ngưu Chức ngọt ngào đắng cay
Tình nồng như hạt mưa bay
Yêu nhau nồng thắm ngất ngây tháng ngày
Tưởng rằng hạnh phúc ở đây
Cho ngưu và chức đong đầy nhớ nhung
Ai ngờ nỗi nhớ mông lung
Trời đành chia cắt không chung nhịp cầu
Chàng ngưu đứng ở một đầu
Để cho chức nữ khóc sầu canh thâu
Mong sao nối được duyên đầu
Đành nhờ chim sẻ bắc cầu ái ân
Để rồi dòng nước sông ngân
Cũng buồn thê thảm một lần thành ngâu
Mãi mong đứng giữa nhịp cầu
Bên nhau tình thắm đan sầu tình Ngưu.
BÀI THƠ: MƯA NGÂU 2
Tác giả: Đặng Minh Mai
Hè qua thu chớm sang rồi
Lá vàng lưu luyến bồi hồi chia ly
Lững lờ mây chẳng chịu đi
Để ai mãi ướt mỗi khi mưa chiều
Ngưu Lang Chức Nữ nồng yêu
Trách sao định mệnh liêu xiêu cuộc tình!
Kìa xem Ô Thước rập rình
Cho đôi tài sắc thuận tình bên nhau
Yêu thương cũng chẳng được lâu
Mỗi năm một tháng bên nhau chẳng rời
Trời thương nhỏ lệ giữa đời
Nên chăng tháng Bẩy trắng trời mưa ngâu?
Mưa rơi tí tách đêm thâu
Như hờn như oán tình đầu phôi pha
Giọt thương giọt nhớ vỡ oà
Luyến lưu sợi nhớ gây ra sợi buồn
Mưa ngâu cứ mãi trào tuôn
Có người thiếu nữ lặng buồn suy tư
Đôi dòng gửi gắm trang thư
Hồng nhan trong sướng đục ừ đành cam!!!
THƠ MƯA NGÂU
Tác giả: Hạ Buồn
Van trời tháng bảy mưa ngâu
Ngưu Lang Chức Nữ giải sầu nhớ thương.
Thời gian, cách trở vấn vương
Nỗi lòng da diết, tuyết sương lệ nhòa
Cầu mong Hoàng mẫu ôn hòa
Tỉ tê Hoàng phụ xê xoa dịu lòng
Hiểu niềm Chức Nữ chờ mong
Thỏa lòng ngóng đợi yêu chồng thương con
Trải bao gió dãi nắng giòn
Uyên ương cách mặt - tình son vẫn nồng
Lạy trời xuyên thấu cảm thông
Nối cầu Ô Thước nhịp song luyến tình
Nhân gian, Nhật, Nguyệt chứng minh
Ngưu Lang Chức Nữ chung tình nghìn thu
Động lòng trời kéo mây mù
Mưa ngâu rơi hạt, duyên thu trùng phùng
Lời thề hẹn ước thủy chung
Mộng vàng trọn nguyện sánh cùng giai nhân.
Mỗi năm chỉ được một lần
Vui niềm tao ngộ, ái ân ngọt ngào.
BÀI THƠ: MƯA THÁNG BẢY
Tác giả: Công Vinh
Ngưu Lang, Chức Nữ trên trời
Dường như cũng khóc một đời nhớ nhau
Trần gian từng giọt mưa ngâu
Âm thầm nhắc lại nỗi đau buồn này
Em ơi! Tháng bảy rồi đây
Giọt buồn rơi giữa tháng ngày miên man
Từ trong sâu thẳm, mùa sang
Ta nghe Hạ đã vội vàng bước qua
Mưa thu, nước mắt nhạt nhòa
Rơi trên nỗi nhớ, vỡ òa trong tim
Trần gian, em mãi lặng im
Bao mùa lá đổ, biết tìm nơi đâu!
Thời gian nhuộm mái tóc sầu
Tuổi thơ chẳng biết về đâu mất rồi
Ngồi nhìn những hạt mưa rơi
Nghe lòng trĩu nặng một trời nhớ nhung.
THƠ LỤC BÁT: MƯA NGÂU
Tác giả: Lãng Du Khách
Mưa tháng bảy đã đổ ngâu
Mưa rơi giọt lệ âu sầu xót xa
Mưa tuôn giọt ngọc châu sa
Mưa rơi giọt nước mặn mà nhớ nhung
Mưa rơi khóc kiếp tình chung
Mưa sầu đau khổ tột cùng tình lang
Mưa thương phận kiếp bẽ bàng
Mưa thương cho kiếp lỡ làng chia xa
Mưa rơi thác đổ Ngân Hà
Mưa cầu Ô Thước tràn ra sao trời
Mưa rơi giọt lệ khóc đời
Mưa sầu đẫm lệ khiến trời xót xa
Mưa rơi thẫm ướt mái nhà
Mưa rơi giọt lệ vỡ òa tình lang
Mưa là nước mắt Ngưu Lang
Mưa là ngọc mắt Chúc nàng khổ đau
Mưa cầu cho kiếp tình sau
Mưa cầu cho họ có nhau trên đời
Mưa rơi kêu thấu lòng trời
Mưa ngâu trời thấu ban đời có đôi.
BÀI THƠ: TÌNH NGÂU
Tác giả: Hoàng Kim Vũ
Trách trời sao để tình Ngâu
Sao đành nhỏ lệ mưa Ngâu tủi hờn
Ôi cầu Ô Thước dòng Tương
Chia, ngăn cách trở đôi đường nhân duyên
Trời sinh sao lắm ưu phiền
Xót xa bạc phận tơ duyên lỡ làng
Đò giang cách trở đường sang
Cho phai má phấn bẽ bàng lòng son
Đợi trông lòng dạ héo hon
Sụt sùi dòng lệ, mộng còn ái ân
Mong dài thêm tuổi thanh xuân
Thỏa trông tin Nhạn đón dần bình minh

Tháng ngày vạn vật chúng sinh
Non, xanh rồi chín, già tình lìa xa
Mây trời, biển rộng bao la
Rượu nồng ân ái, mặn mà tình xuân
Qua rồi ngày tháng thanh tân
Hoàng hôn dần tắt, tần ngần xót xa
Trời xanh muôn nẻo quan hà
Dẫu vương tiếc nuối cũng là tình thơ...!!!
BÀI THƠ: CHỜ NGÂU
Tác giả: Hoa Chu Văn
Tháng bẩy này cứ đợi ngâu
Mà sao mưa đã mất đâu rồi mà
Trời thu nắng sạm cả da
Làm khô giọt lệ bưởi ta rám mầu
Anh chờ em đợi mưa ngâu
Ông tơ bà nguyệt chẳng sầu nữa sao
Để cho hạt nắng tuôn trào
Cắt phăng giọt lệ mưa nào dám tuôn
Phải chăng người cũng hết buồn
Ngưu lang Chức nữ gặp luôn còn gì
Tay trong tay đã bước đi
Rỗi hờn khóc cũng lấy gì cho nhau
Mong sao cái nắng qua mau
Mấy ngày tháng bẩy làm màu da đen
Mồ hôi trên mặt đua chen
Lăn trên đôi má ướt nhèm tóc mai

Tháng ngâu chẳng hiểu chờ ai
Để cho nắng nóng trải dài đường đi
Chờ ngâu anh biết nói gì
Mình gặp nhau nhé đừng vì chờ ngâu.
THƠ TÌNH: THÁNG BẨY - MƯA NGÂU
Tác giả: Đức Trung
Mùa này Tháng Bảy - mưa ngâu
Ngưu Lang - Chức Nữ giận nhau nên buồn
Bất ngờ trời đổ mưa tuôn
Lệ rơi hoà lẫn mưa nguồn xót xa...
Ai làm xa cách tình ta ?
Cho ong biếng mật, cho hoa nhụy tàn
Cho đời thêm nỗi gian nan
Nụ hôn thiếu vắng trên làn môi xinh !
Xa xôi anh nhớ bóng hình
Long lanh ánh mắt - tỏ tình ngất ngây
Bềnh bồng mái tóc như mây
Nụ cười đằm thắm - làm say lòng người
Một mình ngồi ngắm mưa rơi
Phập phồng bóng nước chảy trôi theo dòng
Thương em Phận Gái Má Hồng

Mưa ngâu - Tháng Bảy thấy lòng nhớ nhung !
Mưa Ngâu có nhiều trong ca dao Việt Nam như:
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
...Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa Ngâu
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu...
Tháng năm tháng sáu mưa dài
Bước sang tháng bảy tiết trời mưa Ngâu
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
 Trong thời kỳ văn học trung đại, Trần Tế Xương có bài
 MƯA THÁNG BẢY
Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu
Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu.
Vạc nọ cầm canh thay trống mõ,
Rồng kia phun nước tưới hoa màu.
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.
Ông lão nhà quê tang tảng dậy
Bảo con mang đó chớ mang gầu.
Sang thời kỳ văn học hiện đại, mưa Ngâu cũng được nhắc tới trong một số bài thơ như: bài Ngựa qua từng chuyến của Yến Lan, Mưa Ngâu của Ngô Văn Phú, Mưa Ngâu của Tế Hanh, Huyền thoại Ngưu Lang - Chức Nữ của Lưu Vĩnh Hạ, Chuyện lâu rồi của Hoàng Cầm, Đời còn chi của Vũ Hoàng Chương, Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ v.v...
Vào năm 1943, nhằm vừa đề cập đến mưa Ngâu, vừa giúp người đọc nhớ đến các chữ số của số Pi, Nguyễn Bá Thái có đưa ra thơ:
Cầu Ô tuân ý Cao-xa
Ngân-giang lẻ phương đậm-đà bắc ngang
Tưng-bừng nghênh-đón cô-nương
Chàng Ngưu vui tỏ nỗi thương-ai tràn
Thường là chuyện khóc khó can
Hóa thành mưa lũ miên-man tháng-ngày
(Những chữ được nối với nhau thì được coi là 1 từ. Tất cả bài thơ này diễn tả 31 chữ số của số Pi)
Trong tân nhạc
Đặng Thế Phong cũng nhắc tời mưa Ngâu trong nhạc phẩm nổi tiếng Giọt mưa thu:
Đến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu
Mưa Ngâu cũng đã được lấy làm tên cho một bài hát của nhạc sĩ Thanh Tùng, bài Mưa Ngâu.

...giọt mưa Ngâu hay là nước mắt ai nhớ nhau..

Thu Khuê Hành

Tác giả: Tản Đà

(Thu khuê oán làm theo điệu hành)

Gió thu lạnh lẽo mây trời quang
Sân thu đêm khuya rơi lá vàng,
Trăng tà chim lặng, nhạn kêu sương
Gối chiếc chăn đơn thiếp nhớ chàng.
Chàng đi xa cách nhớ quê hương
Quê hương đất khách người một phương
Mong chàng chẳng thấy lòng ngùi thương.
Buồng không canh vắng bóng in tường
Chỉ chỉ tơ tơ rối vẩn vương
Nước mắt đầm đìa trôi quanh giường.

Tháng cũ đã qua tháng mới sang
Tháng sau tuần nữa những tư lường
Ngày tháng đi chóng năm canh trường
Lác đác sao tàn, lấp lánh gương.

Trên trời Chức Nữ cùng Ngưu Lang
Một dải sông Ngân lệ mấy hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]