Trang

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

CÓ ĐÚNG CÁI VŨ YỂN LÀ "BỂ DÂU"?

BỂ DÂU CÁI TÊN VŨ YỂN
(Dựa theo lời kể lại của hai cố cụ túc Nho: cụ cả Chất và cụ quỹ Mạc, từ những năm 1962(+-). Khi đó tôi mới 14 -15 tuổi, một số cái tên và thời gian bị gián nhấm, xin mọi người thông cảm ! Bài viết có kết hợp những gì,̉ mình nghe được từ nhiể̀u người cao niên khác ).
Xưa, khi Vũ Yển mới khai sinh lập địa, một vị tướng lĩnh đóng quân nơi đây, thấy dải đất đẹp như lông đuôi chim uyển, đã đặt tên cho đất này là Vũ Uyển (tức lông chim yểng, từ thuần Việt).
Khi đó còn con ngòi bắt nguồn từ đầm Chính Công chảy về, nên gọi là Uyển khê (ngòi Uyển). Làng có ngọn nguồn của ngòi Uyển gọi là làng Uyển Khê (Yển Khê ngày nay).Con ngòi bị một đụn cát lớn chặn lại làm nên gò Hội bây giờ. Người Pháp đã đào con ngòi nhân tạo nối với ngòi Lạn (bắt nguồn từ Lận Dương), đổ ra sông Hồng ở Mạn Lạn. Do đó ngòi Lạn được kéo dài lên đầm Chính Công. Vũ Yển và Yển Khê nằm ở hai bên bờ ngòi đoạn thượng nguồn.
Ngòi Uyển mất dòng, biến dần thành thuỳ sông (từ cống Tây ghi dưới ga Vũ Uyển, lượn qua trước đình Ngũ Giáp, chùa Phúc Linh, tới trường THCS Vũ Yển bây giờ thì đổ ra sông Hồng ở cầu Cài xưa (khu 3 bây giờ) ngày ấy gọi là xóm Cầu Cài. Phía ngoài đồng do phù sa bồi lấp nên dòng chảy chỉ còn rất nhỏ, sau được khơi vét thành mương tiêu của đồng khu 1 & 2 ngày nay.
Con thuỳ sông do nhiều lần lũ lụt, phù sa bồi đắp bị chia cắt thành nhiều ao như: ao đình, ao bèo xóm đõ (khu 2), ao chùa (khu3), ao cây sung (khu 3 và trường THCS hiện nay) v.v...
Khi chưa thành các ao lẻ, thuỳ sông là nơi neo đậu thuyền buôn lý tưởng. Lời rằng "Vũ Yển trên bến dưới thuyền" là mô tả nơi này.
Dân cư lúc đầu l̀à nông nghiệp. Sau khi huyện lỵ Thanh Ba rời về dốc Phủ, Vũ Yển dần trở thành phố thị. Cái tên Phố Yển (sau noí chệch thành Phố Ẻn) được có từ̉ đây.
Dân tứ chiếng (đúng hơn là dọc sông Hồng) như Sơn Tây, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình ... ngược Hồng Hà lên buôn bán. Đất lành chim đậu, mhiều người đã đưa cả gia đình về định cư. Vậy mới có câu ca dao:
SÔNG THAO NƯỚC ĐỤC NGƯỜI ĐEN
AI LÊN VŨ YỂN THÌ QUÊN ĐƯỜNG VỀ.
Chữ NGƯỜI ĐEN chỉ sự đông đúc đen đặc dân số, không phải như một số người hiểu sai là người bản xứ lam lũ, ăn ở lem luốc bẩn thỉu, người đến u mê không biết đường về...
́
Trở lại với cái tên UYỂN - YỂN - ẺN:
Thật là bể dâu. Người buôn b́an thường có giọng nhỏ ̃ nhẹ ngọt ngào, thường là về từ các phố thị như Sơn Tây, Hà Nội, thành Nam ..., người Vũ Uyển lại tham gia họp chợ phiên ở các làng lân cận như Thổ Khối, Văn Bán, Chí Chủ, Hương Xạ, Thinh Cù v.v..., đem tiếng nói ngọt ngào ấy tới những nơi thôn quê ấy. Người ta yêu mà nhại "em người là người làng ...Ẻn" (vừa nói chệch chữ Yển, vừa nhại giọng ỏn à ỏn ẻn của người phố thị). Cái tên nhờ ngộ nghĩnh mà lưu truyền mãi thành quen. Đương nhiên cái tên Phố Ẻn được hình thành trong truyền miệng.
Xưa, các văn bản được ghi bằng 2ngữ (Nho tự và Quốc ngữ) nên chữ UYỂN được giữ̃ trên ga và vé tàu hoả đến những năm 1962+-. Nhưng trên các văn bản khác thì bị mất ngay từ khi chỉ còn ghi âm bằng chữ Quốc ngữ. Cũng̃ tại khi nói, phát âm líu cả lưỡi vì có 2 chữ U liền nhau, nếu nói nhanh thì 2 U như một. Dần dà người ta bỏ bớt một chữ U trong văn bản. Thế nên cái tên Vũ Yển thay cho Vũ Uyển là do vậy.
Đã có người không chịu hiểu quá khứ, mới triết tự chữ YỂN Nho tự ra thành 2 chữ NỮ và YẾN, để mô phỏng một "lịch sử" là NỮ̃ Tướng mở YẾN tiệc khao quân (!).
Chẳng sao ! Đó cũng là ̀ một cách yêu quê hương của người Vũ Yểǹ !
Kết thúc bài viềt này, tôi xin kể lại ngày còn học lớp 4/10:
Sách TẬP ĐỌC có bài VŨ YỂN KIẾN THIẾT. Mở đầu bài viết, tác giả dẫn câu ca dao:
SÔNG THAO NƯỚC ĐỤC NGƯỜI ĐEN
AI LÊN VŨ YỂN THÌ QUÊN ĐƯỜNG VỀ.
Bài viết mô tả thị trấn Vũ Yển xây dựng kiến thiết sau hoà bình lập lại. Như vậy Vũ Yển được cả nước biết đến từ bấy giờ.
Vũ Yển bị mất thị trấn từ sau "chiến tranh phá hoại" của Mỹ (huyện lỵ sơ tán năm 1964, rồi vĩnh viễn không tái lập --- đến nay).
Đúng là bể dâu Vũ Yển !

̀
̣

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]