Trang

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

CHỮA ĐÁI DẮT

BÀI THUỐC HAY CHỮA BỆNH ĐÁI DẮT TỪ NỘI TẠNG ĐỘNG VẬT


Đi tiểu nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây cho người bệnh nhiều phiền toái, khó chịu, thay đổi cuộc sống và sinh hoạt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa tiểu dắt từ nội tạng động vật giúp cải thiện tình trạng này của người bệnh. Ảnh: Viemtuyentienliet.
1.Bàng quang dê, bổ cốt. Mỗi lần dùng 15g bổ cốt, 150-200g bàng quang dê thái nhỏ. Ninh nhừ, thêm vào một chút muối và ăn cái uống nước. 
2.Thận lợn, hạnh nhân, đỗ trọng. Dùng 2 quả thận lợn làm sạch thái nhỏ và cho vào nồi nấu chín cùng với 30g hạnh nhân và 15g đỗ trọng. Bài thuốc này vừa có tác dụng với những người mắc chứng tiểu dắt, có tác dụng với cả người liệt dương. 
3.Màng mề gà. Lấy khoảng hai chục cái da màu vàng trong mề gà, rang cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn. Chia uống làm bốn lần uống cùng nước trắng. Ảnh: Phunutoday.

4.Ruột gà, rượu. Mỗi lần dùng 2-3 bộ ruột gà, rửa sạch và cắt thành từng đoạn nhỏ xào với dầu lạc. Khi chín thêm vào 1- thìa rượu và ăn món này với cơm. Ảnh: Healthplus.
5.Ruột gà hầm ba kích. Mỗi lần dùng 2-3 bộ ruột gà, 15g ba kích và cho vào 2 bát nước nấu lấy 1 bát, thêm chút muối để ăn hàng ngày. Ảnh: Ruoubakich

6.Bàng quang lợn, bổ cốt chỉ. Dùng 1 chiếc bàng quang lợn, 15g bổ cốt chỉ. Bổ cốt rửa sạch, giã nhỏ bọc trong túi vải và ninh nhừ cùng bàng quang. Ăn cái uống nước trước khi đi ngủ.  
7.Mề gà, đậu đỏ. Dùng 2 cái mề gà rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào 50g đậu đỏ vào cùng ninh nhừ. Ăn mỗi ngày một lần sẽ thấy bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp và bệnh sỏi thận ở đường niệu đạo có dấu hiệu thuyên giảm. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).


LƯƠNG Y NHƯ TỪ MÃU


“LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”
Nguyễn Hữu Đức
***
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác:  Tổ ngành Y Việt Nam
 
Khi nói về y đức ở nước ta, câu nói được trích dẫn nhiều nhất là “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu, “lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Đúng như danh sư nước ta là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Nghề y mà thiếu đạo đức thì đúng là chỉ có chết người!
 
“Lương y như từ mẫu” đáng lẽ phải hiểu: “Thầy thuốc giỏi (lương y) giống y như mẹ hiền (từ mẫu)”. Thế mà thời gian qua, nhiều người lại hiểu một cách thiếu sót: “Thầy thuốc (không có chữ giỏi) như mẹ hiền” tức chỉ nhấn mạnh vế “mẹ hiền” mà quên mất vế “thầy thuốc giỏi”.
 
Có người biện luận cho sự hiểu thiếu sót của mình là do chữ “lương y” được dùng đại trà để chỉ người thầy thuốc bình thường của ngành y học cổ truyền. Đúng là ta thường gọi thầy thuốc y học cổ truyền hay thầy thuốc đông y là lương y và lương y này có khi không hẳn là thầy thuốc giỏi.
 
Có người cho rằng “lương y như từ mẫu” nên xem là một cách ví von về từ ngữ, nhưng ý nghĩ thì khó phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lý của y học thực chứng. Bởi vì khi nói “từ mẫu” là đặt vị trí của người thầy thuốc vào vai trò của người mẹ, gián tiếp xem người thầy thuốc là gia trưởng, là cấp trên. Người mẹ dù hiền như thế nào cũng có thể ra lệnh cho con, thậm chí dùng roi vọt để thể  hiện quyền hạn.
 
Người thầy thuốc (hay bác sĩ) thời xưa có thể xem là người mẹ vì là người ra lệnh cho bệnh nhân. Nhưng nay thì không được vì thầy thuốc trong thời đại y học thực chứng chỉ có thể ra khuyến nghị chữa bệnh chứ không được ra lệnh. Y học thực chứng (evidence-based medicine, viết tắt EBM) đòi hỏi người thầy thuốc không được ra lệnh từ những kiến thức về y học nằm sẵn trong đầu ông ta mà ông ta đã xem đó là chân lý và không được cãi. Mà người thầy thuốc phải dựa vào các chứng cứ thực nghiệm là các nghiên cứu lâm sàng được thiết kế đúng chuẩn và đáng tin cậy nhất để ra khuyến nghị một cách bình đẳng với người bệnh. Bình đẳng ở đây là người bệnh có quyền chất vấn bác sĩ về chứng cứ nếu thấy chưa thỏa đáng.
 
Vậy ta phải hiểu sâu sắc “lương y như từ mẫu” là như thế nào?
Bởi vì nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm.
 
Nói theo triết lý nhà Phật, người hành nghề y phải có từ bi và trí tuệ. Nếu từ bi mà không có trí tuệ là từ bi mù và trí tuệ mà không có từ bi thì đó là trí tuệ ác. Giống như con chim đại bàng muốn bay cao phải có hai đôi cánh, người thầy thuốc muốn hành nghề tốt phải luôn có hai điều kiện là phải giỏi và phải thương người.
 
Câu “lương y như từ mẫu” hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính để nhấn mạnh hai điều  kiện phải có của người thầy thuốc. Nếu thầy thuốc giỏi mà không có tấm lòng của người mẹ hiền thì khác gì chim đại bàng còn có một cánh, làm sao bay cao được. Hay người thầy thuốc có lòng thương người bệnh nhưng tay nghề quá yếu, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình, thậm chí kẻ sát  nhân không chủ ý.
 
Tuệ Tĩnh: Tổ ngành Dược Việt Nam.
 
Thầy thuốc giỏi là như thế nào?
Đây là người hành nghề đặc biệt, dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, luôn tìm cách cập nhật kiến thức y dược để làm chủ thông tin và trang bị thiết bị hiện đại hầu chữa trị tốt người bệnh.
 
Nhưng thầy thuốc giỏi không thôi thì chưa đủ. Bởi vì người thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến lỗi lầm. Một chút lơ đểnh, thờ ơ, tắc trách đến ghê gớm nhất là vô cảm  có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh, mà những con người đáng thương này đã đặt tất cả hi vọng, niềm tin vào người thầy thuốc. Chính vì thế, người thầy thuốc giỏi phải có tấm lòng của người mẹ hiền là mong ước muôn đời của tất cả mọi người.
 
Thầy thuốc giỏi giống như mẹ hiền là như thế nào?
Ai cũng biết tấm lòng thương yêu bao la của người mẹ đối với con của mình. “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào”, nghe câu hát này ai cũng xem đó là điều hết sức tự nhiên. Đặc biệt, lòng mẹ thương con hình như tăng lên bội phần khi đứa con bị bệnh. Sự chăm sóc con bị bệnh ở người mẹ luôn có vẻ tận tình hơn khi con khỏe mạnh. Thậm chí có nhiều bà mẹ có thái độ tha thiết sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho sự hết bệnh sống còn ở con.
 
Nói “lương y như từ mẫu” thật ra đúng là sự ví von. Thầy thuốc nếu là nam giới thì sao như mẹ hiền cho được? Sự ví von như thế chỉ nhằm thể hiện sự mong muốn người thầy thuốc phải có tấm lòng yêu thương người bệnh hết mực, có tinh thần trách nhiệm trong nghệ nghiệp cao nhất, có sự tận tụy chăm sóc phục vụ người bệnh hết lòng. Đối với những ai là Phật tử còn có sự ví von cao cả hơn là xem người thầy thuốc tận tâm tận lực người bệnh không khác vị Bồ-tát.
 
Trong Phật giáo, Bồ-tát là tên gọi những đã thành tựu Phật quả thường không nhập Niết bàn mà vẫn ở thế gian để độ chúng sinh chưa giác ngộ. Hiểu rộng hơn, Bồ-tát còn chỉ những người có tấm lòng độ lượng nhân ái, sống giữa cuộc đời và cứu giúp mọi người.
 
Tôi đã từng nghe nhiều người gọi ông bác sĩ người Mỹ Mckay McKinnon, người bóc tách thành công khối u gần 90 kg ở chân của anh Nguyễn Duy Hải mà nhiều nhà chuyên môn cho là rất khó thành công. Là vị Bồ-tát vì ông BS McKinnon đã mổ cho anh Hải với tấm lòng quảng đại, không tính toán thiệt hơn, không vì tiền tài danh vọng mà chỉ vì lòng thương người đang quá đau khổ vì bệnh tật.
 
Đối với người bệnh, người thầy thuốc giỏi có tấm lòng như người mẹ hiền luôn được xem là ân phúc của họ.
 
Hippocrates:  Tổ Tây Y
 
Hiểu sâu sắc “lương y như từ mẫu” là như thế nào?
Hiểu sâu sắc “lương y như từ mẫu” có nghĩa thầy thuốc phải giống như mẹ hiền của thời hiện đại. Người mẹ hiền thời nay không còn là người mẹ quê mùa, chỉ biết thương yêu con với tình yêu mù quáng, chỉ biết rầy la mắng mỏ con với thái độ gia trưởng. Mà là bà mẹ có học thức, biết chăm sóc con với kiến thức khoa học, giỏi tâm lý tiếp xúc, khi cần là người bạn chân tình ngang hàng con cái chứ không phải kẻ cả.
 
Thời nay, rõ ràng con cái dù mẹ hiền và tốt đến đâu vẫn thích tâm sự với bạn thân chí cốt của mình, sẵn sàng thố lộ tình cảm và đón nhận ý kiến của bạn bè nếu người mẹ không sẳn sàng làm bạn với con mình.
 
Nếu hiểu sâu sắc vừa nêu trên thì “lương y như từ mẫu” vẫn có thể áp dụng cho y học hiện đại. Thầy thuốc giỏi trong thời đại hiện nay là bác sĩ hành nghề theo y học thực chứng đã nêu ở trên. Và nếu thầy thuốc đó có tấm lòng mẹ hiền sẽ làm tốt việc phối hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn được cập nhật những chứng cứ khoa học là thử nghiệm lâm sàng có độ tin cậy cao nhất với sự tôn trọng nỗi đau và kỳ vọng của bệnh nhân. Thầy thuốc giỏi không phán lệnh như gia trưởng mà đối xử bệnh nhân như người bạn chân tình (partnership), để bác sĩ và bệnh nhân cùng đóng vai trò quyết định phương án điều trị dựa vào chứng cứ tốt nhất.
 
Như vậy, ta thấy câu “lương y như từ mẫu” nếu hiểu một cách sâu sắc vừa có thể xem là cách ví von tuyệt vời về từ ngữ vừa có ý nghĩa phù hợp với y học hiện đại dựa trên y học thực chứng.
 
 
Biểu tượng ngành Y (rắn quấn gậy) – Dược (rắn quấn chén)

Xem: Gậy thiêng và rắn thần

 

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

TRẦN LẬP

ĐÊM NHẠC TRẦN LẬP HẸN GẶP LẠI
I. Thân thế và sự nghiệp
Anh khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình khi theo học lớp kỹ thuật biểu diễn và thanh nhạc của khoa Sân khấu, trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ năm 1993 đến năm 1997. Anh cũng theo học và tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2001
Ngày 26 tháng 3 năm 1995, anh cùng một số bạn hữu thành lập ban nhạc rock Bức Tường[4] và giữ cương vị thủ lĩnh của nhóm từ khi thành lập đến khi tan rã vào năm 2006. Anh cũng đảm nhận vai trò sáng tác chính với hơn 30 ca khúc, đặc biệt với nhạc phẩm "Đường đến đỉnh vinh quang", cùng các thành viên của mình đã đưa Bức Tường trở thành ban nhạc rock có số lượng người hâm mộ lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ca hát, Trần Lập từng tham gia vài chương trình truyền hình, làm người dẫn chương trình, cũng như giám khảo của chương trình Giọng hát Việt mùa thứ nhất.
Anh xây dựng gia đình năm 2003 và đã có hai con (một gái một trai). Anh từng phát hành một cuốn tự truyện mang tên Bên kia Bức Tường (2013) kể lại những ngày tháng rong ruổi với nhạc rock và ban nhạc Bức Tường.
Ngày 4 tháng 11 năm 2015, Trần Lập bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng và di căn. Sau 5 tháng chiến đấu với căn bệnh, anh qua đời vào 12h45 sáng ngày 17 tháng 3 năm 2016 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng dương 41 tuổi.
2 .Các danh hiệu, kỷ niệm chương.
Ban nhạc Sinh viên xuất sắc SV 96 - VTV3
Ban nhạc rock Sinh viên ấn tượng 96 – Báo Sinh viên Việt Nam
Ban nhạc Triển vọng 1998 – Hội Sinh viên Việt Nam
Ban nhạc có album ấn tượng nhất năm 2001
Ban nhạc đặc biệt 2002 – Người đương thời VTV1
Ban nhạc đương đại xuất sắc - Festival tại Cộng hòa Pháp
Ban nhạc đại diện sự kiện văn hóa Việt Nam 2003 - Các báo bình chọn
Ban nhạc thành công nhất 2004 - Các báo bình chọn
Ban nhạc Hardrock xuất sắc – Đại hội Rock Việt I – 2004
Ban nhạc có nhiều cống hiến cho Rock Việt –2004
Ban nhạc thành đạt – Người của công chúng VCTV – 2005
3 ĐÊM NHẠC
 Kết thúc buổi tổng duyệt tối 25/2, BTC đêm nhạc Trần Lập - Hẹn gặp lại cho biết mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, ê-kíp đã sẵn sàng cho đêm diễn tối nay (26/2).

Nóng cùng đêm nhạc Trần Lập: Hẹn gặp lại
Trần Lập báo mộng cho gia đình và bạn bè thúc giục thực hiện liveshow
Liveshow Trần Lập: Hẹn gặp lại - Lời hứa cuối cùng của thủ lĩnh Bức Tường
Liveshow Trần Lập - Hẹn gặp lại sẽ chính thức diễn ra vào 19h30 tối nay tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, ban nhạc cùng những người yêu thích và dành tình cảm sâu sắc đối với cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập. Theo BTC cho biết, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất cho đến thời điểm này.

Các ca sĩ và ban nhạc đã có 1 buổi tập luyện hết mình vào tối qua và tất cả đều đang nóng lòng chờ đợi được cháy hết mình với khán giả. Tùng Dương - một trong những ca sĩ của đêm nhạc – cho biết anh sẽ thể hiện 5 ca khúc và các bài hát anh diễn sẽ không hoàn toàn là rock mà pha chút đương đại, giao thoa nhiều hơn. Tùng Dương mong muốn truyền lửa đến người hâm mộ theo tinh thần của riêng anh.

Một điều đặc biệt so với những liveshow khác, theo như MC Anh Tuấn - nhà sản xuất chương trình - chia sẻ thì trong live show lần này sẽ không có MC. Anh muốn để âm nhạc cất lên tiếng nói và dẫn dắt chương trình cũng như khán giả.

Trước khi đêm nhạc được trình diễn thì sáng nay (26/2) đã có 1 buổi diễu hành xe phân khối lớn của MC Anh Tuấn cùng các anh em, bạn bè của ca sĩ - nhạc sĩ Trần Lập. Buổi diễu hành này được khởi xướng bởi chính MC Anh Tuấn. Như anh chia sẻ: "Tôi có mong muốn rủ anh em bikers cùng chạy diễu hành 1 chút vào buổi sáng Chủ Nhật ngày 26/2 rồi chạy về Cung Quần Ngựa để lấy khí thế cho show diễn này. Tôi sẽ chạy xe của Lập để mời cậu ấy cùng anh em về với show".

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

CHÚ RỂ 28 CÔ DÂU 82

Câu chuyện tình của chàng trai 28 tuổi tới Bắc Minahasa, Indonesia kết hôn với người phụ nữ 82 tuổi đang làm xôn xao dư luận nước này.
Cặp đôi này chính thức nên duyên vợ chồng vào ngày 18/2 vừa qua và thông tin về đám cưới nhanh chóng gây 'bão' trên các mạng xã hội sau khi được đăng tải.
Theo Harian Metro, chàng trai trẻ Sofian Loho Dandel đang làm việc tại một công xưởng. Anh kể rằng đã gặp vợ mình, bà Martha Potu, khoảng 1 năm trước, khi bà gọi nhầm vào điện thoại của anh.


Chú rể kể: "Một năm trước, tôi nhận được cuộc điện thoại từ số lạ, tôi trả lời và chúng tôi làm quen. Kể từ đó, chúng tôi giữ liên lạc mà tôi không biết tuổi của cô ấy".
"Tôi chưa từng hẹn hò ai và tôi nghĩ mình đã yêu", Sofian chia sẻ thêm.
Vì tình yêu, chàng trai vượt 120km để thăm người yêu ở phía Nam Minahasa và khi nhìn thấy Potu, Dandel choáng váng vì không nghĩ 'cô ấy già như vậy'. "Nhưng chúng tôi thực sự yêu nhau và quyết định tiếp tục mối quan hệ này", Dandel tuyên bố.
Sau vài tháng gặp gỡ, họ quyết định làm đám cưới bất chấp sự phản đối từ cả 2 bên gia đình, đặc biệt là gia đình bà Martha. Mẹ chồng cô dâu, 60 tuổi tỏ ra kinh ngạc khi biết tuổi vợ sắp cưới của con trai mình.
Đọc thêm ở đây:
http://giaoducthoidai.vn/chuyen-la/chang-trai-28-tuoi-bat-chap-tat-ca-de-cuoi-cu-ba-82-2953531-l.html?ref=yfp



Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

BÉ CÁI NHẦM
Ngày Hội Thơ Việt nam đã qua đi nhưng dư âm vẫn còn để lại những điều thật đáng tiếc đã xảy ra .Có đến ba sai sót đối với các nhà thơ lớn của mọi thời đại đó đó là Nguyễn Du ,Hàn Mặc Tử và Nguyễn Khuyến.Những sai lầm được phô ra ngay trên các pano lớn dọc theo CON ĐƯỜNG THI NHÂN ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám trong NGÀY THƠ VIỆT NAM.
Câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du đến cả người nước ngoài còn biết thế mà trên một pano lớn trong ngày Hội thơ Việt Nam người ta còn in sai.Thơ Hàn Mặc Tử không in sai nhưng ảnh lại nhầm với nhà thơ Yến Lan.Còn thơ Nguyễn Khuyến cũng không in sai nhưng ảnh lại nhầm với Phan Thanh Giản. Những nhầm lẫn này do đâu mà xảy ra .Trước hết là do thiếu hiểu biết mà nói thẳng là dốt nát mà ra.Thứ hai là do thiếu trách nhiệm mà thiếu trách nhiệm lớn nhất phải là Trưởng ban tổ chức ông Nguyễn Hữu Thỉnh chứ không phải là ai khác.Thứ ba là do cẩu thả , con của nhà thơ Yến Lan (Lâm Huy Nhuận) nói là ẩu.Tất cả những điều đó  làm cho Ngày thơ Việt Nam lần thứ XV dù hoành tráng đến đâu cũng giảm đi rất nhiều ý nghĩa.
Vậy có thơ rằng
GỬI NGUYỄN HỮU THỈNH CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM ,TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC NGÀY THƠ VIỆT NAM LẦN THỨ XV
Ngài Thỉnh là ngài  Thỉnh ơi !
Ngày Thơ ngài lại lời phời thế ư ?
Đến thơ của Cụ Nguyễn Du
In sai, ngài vẫn vô tư mặc lòng !
Thơ Hàn Mặc Tử in xong
Panô lại để ảnh lồng Yến Lan
Phan Thanh Giản chả liên quan
Ảnh đề Nguyễn Khuyến thật càn quá đi!
Không biết ngài bận việc gì
Không xem, không duyệt trước khi hoàn thành?
Ngài đăng xin lỗi đã đành
Nhân đây tôi góp ý nhanh vài lời
Ngài đừng tưởng chỉ thế thôi
Tội này lớn đấy ai người chịu cho ?
DIZIKIMI



NGUYỄN KHUYẾN
(1835-1908)


HÀN MẶC TỬ


HỮU THỈNH
Người này Chủ tịch hội thơ
Lười,vô trách nhiệm lờ phờ quá đi





NGUYỄN DU
(In sai thơ Nguyễn Du)
 TRỜI CAO  LẠI HÓA RA ĐỜI
ĐÃ NHẦM ĐẾN THẾ THÌ TRỜI CŨNG THUA 


ẢNH YẾN LAN, THƠ HÀN MẶC TỬ


Phan Thanh Giản chả liên quan
Đề thơ Nguyễn Khuyến thật càn quá đi

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

12 TÊN NƯỚC TA

Qua mỗi giai đoạn lịch sử, nước ta có một quốc hiệu (tên nước) khác nhau. Mời các bạn cùng xem bài viết sau đây.
Trên thế giới này, chẳng có quốc gia nào không có tên nước (quốc hiệu). Bởi đó là cái để phân biệt nước này với nước kia, là cái để ta yêu thương, ta xây đắp, ta tự hào và ta hướng về nguồn cội ông cha. Việt Nam, một đất nước hơn 4 nghìn năm văn hiến anh hùng đã trải qua nhiều quốc hiệu khác nhau trong các thời kỳ lịch sử. Sau đây là những quốc hiệu mà bất kỳ người nào mang dòng máu Việt cũng nên biết:
1. Xích Quỷ - Tên nước ta thời vua Kinh Dương Vương, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Theo truyền thuyết, các tài liệu và thư tịch cổ, năm 2879 Trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi vua, lập lên Nhà nước Xích Quỷ - nhà nước sơ khai độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh Dương Vương kết duyên với Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm). Sau đó, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các vua Hùng.
2. Văn Lang - Tên nước ta thời các Vua Hùng, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Từ đầu thời đại đồng thau, có khoảng 15 bộ Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước Văn Lang, xưng vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương,  kinh đô đặt ở Phong Châu. 
Quốc hiệu Văn Lang mang ý nghĩa gì? Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau.  Theo ý tôi, lang là lan tỏa, văn là văn hóa. Văn Lang nghĩa là cội nguồn văn hóa mang sức mạnh lan tỏa. 
Thời gian tồn tại của nước quốc hiệu Văn Lang tồn tại khoảng 2.671 năm khoảng từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ III trước Công nguyên.
3. Âu Lạc - Tên nước ta thời vua An Dương Vương, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Sau khi khiến Tần Thủy Hoàng phải lui quân chịu thất bại trong âm mưu xâm lược nước ta vào năm 208 trước công nguyên, Thục Phán bằng ưu thế của mình đã xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt). Quốc hiệu Âu Lạc tồn tại 50 năm từ 257 trước CN  đến 207 trước CN
4. Vạn Xuân - Tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa

Vào mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Đến tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (Với ý nghĩa đất nước bền vững vạn mùa Xuân), khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời.
Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu thì thất bại, nước ta rơi vào vòng đô hộ của các triều đạiTrung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua nhiều thăng trầm và được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 

5. Đại Cồ Việt - Tên nước ta thời nhà Đinh, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
6. Đại Việt - Tên nước ta thời nhà Lý, nhà Trần, sau đó sang thời nhà Hồ thì bị thay đổi, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý (Lý Thái Tông) liền cho đổi tên nước thành Đại Việt (nước Việt lớn, yếu tố “Việt” tiếp tục được khẳng định), và quốc hiệu Đại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần thì bị thay đổi.
7. Đại Ngu - Tên nước ta thời nhà Hồ, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa

Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly phế vua Trần Thiếu Đế lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Đại Ngu (“Ngu” tiếng cổ có nghĩa là “sự yên vui”). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407). 
8. Đại Việt - Lại được sử dụng làm quốc hiệu nước ta vào thời kỳ Hậu Lê và nhà Tây Sơn, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802).
Tính cả nhà Lý, Trần, Hậu Lê vàTây Sơn, quốc hiệu ĐẠI VIỆTcủa nước ta tồn tại 748 năm (1054-1804)
9. Việt Nam - Tên nước ta thời Nhà Nguyễn tính từ năm 1804-1884, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và sau đó cho đổi tên nước là Việt Nam. Sách Đại Nam thực lục chép: “Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), tháng 2, ngày Đinh Sửu, đặt Quốc hiệu là Việt Nam, đem việc cáo Thái Miếu. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài”. 
Tên gọi Việt Nam mang ý nghĩa chỉ quốc gia của người Việt ở phương Nam để phân biệt với quốc gia của những người ở phương Bắc.
Quốc hiệu Việt Nam tồn tại 80 năm (1804-1884). Tuy nhiên, hai tiếng "Việt Nam" lại thấy xuất khá sớm trong lịch sử nước ta như là trong các tài liệu,  tác phẩm của  trạng nguyên Hồ Tông Thốc (cuối thế kỷ 14), Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15), trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585),...
10. Đại Nam - Tên nước ta thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam (mang ý nghĩa nước Nam lớn). Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam"vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội. Quốc hiệu này tồn tại trên lý thuyết 107 năm từ năm 1838 đến năm 1945
11. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Tên nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975), tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toà nách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Khoảng 14h ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Quốc hiệu này khác với các quốc hiệu khác ở chỗ gắn với thể chế chính trị (dân chủ cộng hòa) thể hiện bản chất và mục đích của nhà nước là quyền dân chủ, tự do, công bằng cho tất cả mọi người. 
12. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tên nước ta từ năm 1976 đến nay, tên nước,quốc hiệu,ý nghĩa
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Quốc hiệu này, cũng như quốc hiệu trước đó, gắn với thể chế chính trị (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa) và mang ý nghĩa thể hiện mục tiêu tiêu vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn.
Trên đây là những tên gọi nước ta (quốc hiệu) mà không phải người Việt nào cũng đã biết. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người đều hiểu thêm về cội nguồn đất nước thiêng liêng bạn nhé!
Trần Giảng (Tổng hợp và biên tập)

Lịch sử Việt Nam + So sánh người Việt Nam và Trung Quốc

Lịch sử Việt Nam + So sánh người Việt Nam và Trung Quốc

TÊN NƯỚC TA THAY ĐỔI QUA CÁC THỜI KỲ

TÊN NƯỚC TA
Nước ta hơn bốn ngàn năm
Đầu tiên tên gọi chẳng nhầm VĂN LANG (1)
Rồi sau ÂU LẠC (2) rõ ràng
VẠN XUÂN (3) tên nước lại càng thêm xuân
Để cho sáng tỏ tinh thần
Chữ CỒ chữ ĐẠI tăng phần vinh danh
ĐẠI CỒ VIỆT (4)đã rành rành
Hợp theo tên gọi tiến nhanh, vững vàng
Thế rồi Lịch sử  sang trang
Tên nào cũng thấy đàng hoàng lắm thay
Sau thì rút gọn tên này
Chỉ là ĐẠI VIỆT (5)nghe hay hơn nhiều
Tiện đây xin nhắc đôi điều
Một tên tưởng nghĩa trái chiều khó quên
Vài lời giải thích cũng nên
"Đại Ngu"(6) tên gọi nói lên điều gì
Ngu đây không phải ngu si
Mà là "vui ,tốt " nhớ ghi kẻo nhầm
Bắt đầu tên gọi VIỆT NAM (7)
Từ thời nhà Nguyễn những năm khởi đầu
Nhưng không giữ mãi thế đâu
Đổi ĐẠI NAM (8)để về sau gọi là:
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (9)
Là tên chính thức nước ta một thời
Chiến tranh qua đã lâu rồi
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  gọi mời bước chân
Vậy thì nào phải phân vân
Thêm CỘNG HÒA nữa thêm phần lớn lao(10)
Tên nước giờ gọi ra sao
Mọi người đều biết ai nào dám chê...
DIZIKIMI

TÊN NƯỚC TA QUA CÁC THỜI KỲ

Theo dòng chảy lịch sử
Từ xưa cho đến nay,
Nước ta có quốc hiệu
Và tên nước sau đây.
1
VĂN LANG (Thiên niên kỷ 1 đến 258 TCN)
Văn Lang là quốc hiệu
Đầu tiên của nước ta.
Từ thiên niên kỷ một
Đến thế kỷ thứ ba.
Đây là thời dựng nước
Các triều đại vua Hùng,
Gồm Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh
Và châu thổ sông Hồng.
Kinh đô nhà nước ấy
Đặt ở đất Phong Châu,
Nay thuộc tỉnh phú Thọ,
Làm ruộng và trồng dâu.
2
ÂU LẠC (257 – 208 TCN)
Âu Lạc là nhà nước
Thời Thục An Dương Vương.
Gồm Âu Việt, Lạc Việt,
Hai bộ tộc hùng cường.
Lãnh thổ gồm phần đất
Của Văn Lang trước đây,
Cộng thêm vùng Đông Bắc
Và một phần Quảng Tây.
Nhà nước này tồn tại
Năm mươi năm, không nhiều,
Vì Triệu Đà đánh chiếm
Bằng quỉ kế tình yêu.
3
VẠN XUÂN (544 - 602 SCN)
Trong thời gian ngắn ngủi
Độc lập khỏi Trung Hoa,
Vạn Xuân là quốc hiệu
Của đất nước chúng ta.
Đó là thời Tiền Lý.
Năm Năm Trăm Bốn Hai,
Lý Bí khởi nghĩa lớn,
Khiến quân Lương chạy dài.
Ông xưng vương, thật tiếc,
Chỉ năm mươi năm sau
Bị nhà Tùy đánh bại,
Sáp nhập vào nước Tàu.
Năm trăm năm sau đó,
Ngô Quyền cùng nghĩa quân
Thắng Nam Hán, lấy lại
Tên nước là Vạn Xuân.
4
ĐẠI CỒ VIỆT (968 – 1052)
Đại Cồ là to lớn.
Thêm chữ Việt, lần đầu
Được ghép vào tên nước
Cho các triều đại sau.
Đó là tên quốc hiệu
Tính từ thời nhà Đinh,
Qua Tiền Lê đến Lý,
Một thời đại quang vinh.
Năm Một Không Năm Bốn,
Lý Thánh Tông lên ngôi,
Đổi tên thành Đại Việt,
Cho ngắn gọn mà thôi.
5
ĐẠI VIỆT (1054 - 1743)
Quốc hiệu này hiện tại
Được nhiều người biết hơn.
Qua các triều nhà Lý,
Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn.
Tên Đại Việt tồn tại
Bảy trăm bốn ba năm.
Thời nhà Hồ gián đoạn
Khoảng gần ba mươi năm.
6
ĐẠI NGU (1400 - 1407)
Đại Ngu là quốc hiệu
Dưới thời Hồ Quý Ly.
Ngu là vui, là tốt,
Chứ không phải ngu si.
Ngu là vua Ngu Thuấn
Thời cổ đại Trung Hoa.
Hồ Quí Ly tự nhận
Hậu duệ của ông ta.
Sau khi nhà Hồ mất,
Nhà Minh đô hộ ta.
Hai mươi năm cướp bóc
Và tội lỗi xấu xa.
7
VIỆT NAM (1804 - 1839)
Sau khi diệt Nguyễn Huệ,
Vua Gia Long cho người
Sang Trung Hoa hòa hiếu,
Xin vua Thanh, con trời,
Duyệt quốc hiệu Nam Việt,
An Nam và Việt Thường,
Nhưng vua Thanh không chịu,
Là vì thời nhà Thương
Đã có một nước lớn
Từng mang cái tên này.
Rồi đến thời nhà Triệu
Ở Quảng Đông, Quảng Tây.
Vua Thanh bắt đổi ngược
Thành Việt Nam, thế là
Hai chữ thân thiết ấy
Thành tên của nước ta.
8
ĐẠI NAM (1839 - 1945)
Minh Mạng lên ngôi báu.
Việc đầu tiên ông làm
Là xin đổi tên nước,
Việt Nam thành Đại Nam.
Đại có nghĩa là lớn,
Tức nước Nam khổng lồ.
Vua nhà Thanh thấy chối
Nên nhất định không cho.
Khi nhà Thanh suy yếu,
Không thèm xin Trung Hoa,
Minh Mạng đổi quốc hiệu,
Đại Nam, tên nước ta.
Các vua Nguyễn dùng nó
Trong hơn một trăm năm,
Cho đến lúc Bảo Đại
Thoái vị năm bốn lăm.
9
ĐẾ QUỐC VIỆT NAM
(Tháng 4 đến tháng 8 năm 1945)
Sau Nhật Đảo chính Pháp,
Tháng tư năm bốn lăm,
Bảo Đại đặt quốc hiệu
Là Đế Quốc Việt Nam.
Danh nghĩa là độc lập,
Nhưng thực chất bù nhìn.
Người đứng đầu chính phủ
Là ông Trần Trọng Kim.
Chính phủ ông tồn tại
Chỉ mấy tháng hòa bình,
Cho đến khi cả nước
Lọt vào tay Việt Minh.
10
QUỐC GIA VIỆT NAM (1949 - 1955)
Tháng Ba năm bốn chín,
Theo Hiệp Ước Elyseé,
Một Hiệp Ước hợp tác,
Kiểu Pháp Việt Đề Huề,
Thì nước ta được gọi
Là Quốc Gia Việt Nam.
Gồm các phần lãnh thổ
Chủ yếu ở phía Nam.
Nằm trong Liên Hiệp Pháp,
Đối kháng với Việt Minh,
Quốc trưởng là Bảo Đại,
Một người rất đa tình.
Năm năm lăm, ông Diệm
Đã phế truất ông ta
Và tuyên bố thành lập
Nước Việt Nam Cộng Hòa.
*
Còn hai quốc hiệu nữa
Của cộng sản, phe ta.
Đuôi Xã Hội Chủ Nghĩa
Và Dân Chủ Cộng Hòa.
Các bác đã biết rõ
Hai tên ấy thế nào.
Khỏi cần tôi viết tiếp.
Thôi, khuya rồi, xin chào.
THÁI BÁ TÂN
Theo các bạn có nên thêm tên nước Xích Quỉ thời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ không? Đó là huyền thoại chứ không phải lịch sử. Và lại xưa nay ta luôn cho rằng người khởi đầu dựng nước là các vua Hùng.
Mời xem thêm video sau đây:


http://nguyenlandung.vn102.space/?title=ca_ai_giar_i_hann_kha_i_hamng&more=1&c=1&tb=1&pb=1