Trang

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

TRẦN ĐĂNG KHOA LÀM DIỄN VIÊN



http://laokhoa.blogtiengviet.net/…
THẾ GIỚI NHỎ CỦA KHOA (TĐK)
http://vovtv.vov.vn/mu…/the-gioi-nho-cua-khoa-c20-10903.aspx








Trần Ðăng Khoa nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên tám tuổi với những bài thơ giản dị, ngộ nghĩnh viết về những điều quanh mình. Gần đây, anh lại gặt hái được thành công trong lĩnh vực phê bình khi viết chân dung văn học bằng một giọng văn hài hước nhưng thâm thúy.

Tiểu sử

Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

Trần Ðăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ còn viết phê bình văn học.

Tác phẩm chính

Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài.

Tự bạch

"Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê, những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở thành nhà thơ khoác áo lính.

Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời. Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể hiểu nổi?

Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn, lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay, ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm.

Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác cây thánh giá của cái tuổi trẻ con.

Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại. Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự".

Nhận định

Trần Ðăng Khoa, tác giả của nhiều bài thơ hay mà bản thân tôi đã hai lần viết bài giới thiệu và bình luận, là nhà thơ 10 tuổi năm 1968, mà tôi đã sung sướng hướng dẫn đoàn truyền hình Pháp về quay phim "Thế giới nhỏ của em Khoa" tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiên dịch thơ Trần Ðăng Khoa ra tiếng Pháp, đưa cho nữ đồng chí Madeleine Riffaud. Chị Riffaud về đăng lên báo Nhân đạo (Humanité) của Ðảng Cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch cả một tập thơ Khoa ra Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Ðăng Khoa, dịch ra nhiều tiếng trên thế giới. Tôi lại giới thiệu và giúp đỡ nhà thơ Cuba Félix Pi la Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ Mưa và Em kể chuyện này ở rất nhiều nơi trên miền bắc, ở Sài Gòn và các thành thị phía nam (1975-1976).

(Xuân Diệu - Công việc làm thơ, 1984)

Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, chúng ta thấy rất rõ điều này: Thơ Trần Ðăng Khoa chủ yếu viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương... Yêu thương từ cây cỏ đến loài vật, từ người thân trong nhà đến bà con trong làng. Từ Bác Hồ kính yêu đến các thầy cô giáo các bạn bè cùng lớp..., các anh bộ đội, các cô bác công nhân đào than...

Một trong những yếu tố giúp cho Trần Ðăng Khoa có được những cái riêng, từ những quan sát nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên tưởng phong phú và mạnh mẽ của em...

(Phạm Hổ - Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, 1995)

Có lẽ còn lâu mới lại có được một thần đồng tám tuổi lại thành một nhà thơ để lại được sự nghiệp trong nền thơ Việt Nam như Trần Ðăng Khoa.

Thơ Khoa gắn với cái vườn, ngôi nhà, cánh đồng và làng xóm quanh Khoa. Nay mai làng hóa phố, hoặc thành những trang trại lớn, thơ Trần Ðăng Khoa còn giá trị biết mấy...

Sau này Trần Ðăng Khoa chuyển sang viết chân dung. Tập Chân dung và đối thoại của Khoa cũng là một tác phẩm góp vào văn nghiệp của thần đồng xưa. Nhưng thơ Thần đồng thì mọi người vẫn rất dễ nhất trí, yêu thích, và tự hào, mến phục.

Thật sung sướng cho một nhà thơ được mãi mãi hồn nhiên và đẹp với một hồn thơ thời tám, chín tuổi...

(Ngô Văn Phú)

Góc sân và khoảng trời (1968)  

  1. Ao nhà mùa hạn
  2. Đám ma bác giun  
  3. Đánh tam cúc
  4. Đánh thức trầu
  5. Đêm Côn Sơn
    3
  6. Đêm thu
    2
  7. Đất
  8. Đất trời sáng lắm hôm nay
  9. Đập cửa Diêm Vương
  10. Đồng chiều
  11. Đồng quê
  12. Đi tàu hoả
  13. Đường năm
  14. Đường sang nhà bạn
  15. Ảnh Bác
    1
  16. Ở ngoại ô thành phố
  17. Ở nhà chú Xuân Diệu
  18. Ò... ó... o... 
    1
  19. Bà và cháu
    1
  20. Bàn chân thầy giáo
  21. Bãi Cháy
    1
  22. Bên sông Kinh Thầy
  23. Bến đò
  24. Buổi sáng nhà em
    3
  25. Cái sân
  26. Cánh đồng làng Điền Trì
  27. Câu cá
  28. Cây đa
  29. Cây đa làng
  30. Cây bàng
    1
  31. Cây bàng mùa đông
  32. Cây dừa
    2
  33. Cây xoan
  34. Cô Thị Mầu
  35. Côn Sơn
  36. Cầu Cầm
  37. Cháu đi
  38. Cháu làm bà còng
  39. Chọc ếch
  40. Chớm thu
    1
  41. Con bướm vàng
  42. Con cò trắng muốt
  43. Con chim hay hót
  44. Con gà liếp nhiếp
  45. Con mắt
  46. Con trâu đen lông mượt
  47. Cơn giông
  48. Dặn em
  49. Em dâng cô một vòng hoa
    1
  50. Em gặp Bác Hồ
    1
  51. Em lớn lên rồi
  52. Góc sân và khoảng trời
    1
  53. Gửi theo các chú bộ đội 
  54. Ghi ở bờ ao
  55. Ghi chép về ngọn đèn dầu
  56. Giông bão
  57. Hà Nội
  58. Hà Nội có Bác Hồ
    1
  59. Hạ Long
  60. Hạt gạo làng ta 
  61. Họp báo "Chim hoạ mi"
  62. Hỏi đường
  63. Hoa bưởi
  64. Hoa duối
  65. Hoa lựu
  66. Hương đồng
  67. Hương nhãn
  68. Kính tặng chú Tố Hữu
  69. Kẹo hồng kẹo xanh
  70. Kể cho bé nghe 
    3
  71. Khi mùa thu sang
  72. Khi mẹ vắng nhà
    1
  73. Lời của than
  74. Lời một bạn gái mười hai tuổi
  75. Mang biển về quê
    2
  76. Mùa đông và cây sầu đông
  77. Mùa xuân - mùa hè
  78. Mặt bão
  79. Mẹ ốm 
  80. Mưa 
    3
  81. Nói với con gà mái
  82. Nửa đêm tỉnh giấc
  83. Ngôi đền Bãi Cháy
    1
  84. Ngắm hoa
  85. Nghe thầy đọc thơ
    3
  86. Nhận thư anh
  87. Nhớ bạn
  88. Nhớ và nghĩ
  89. Sao không về Vàng ơi? 
  90. Sương muối
  91. Tháng ba
    1
  92. Thôn xóm vào mùa
  93. Thả diều
  94. Thầy giáo đi bộ đội
  95. Thơ vui
  96. Tiếng đàn bầu và đêm trăng
    1
  97. Tiếng chim chích choè
  98. Tiếng nói
  99. Tiếng võng kêu
  100. Trông trăng
  101. Trận địa bỏ không
  102. Trăng sáng sân nhà em
  103. Trăng ơi... từ đâu đến  
  104. Trong sương sớm
  105. Về thăm cô Bưởi
  106. Vườn cải
  107. Vườn em

Đi đánh thần Hạn (1970)  

Khúc hát người anh hùng (1974)  

Bên cửa sổ máy bay (1985)  




X
by Counterflix

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]