Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

NGÀY CÁ THÁNG TƯ

Ai cũng biết ngày Cá tháng Tư là ngày nói dối, mọi người có thể thoải mái trêu chọc người khác mà không sợ ai đó giận. Nhưng nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo ngày này thì ít người biết tới. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá về ngày nói dối thú vị này nhé.
Ngày nói dối
Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tại một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau. Sau đây là câu chuyện được nhắc nhiều nhất khi nói tới ngày Cá tháng Tư.

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư

Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4). Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.
Mang đến niềm vui, tinh thần thoải mái tới những người xung quanh là ý nghĩa lớn nhất của ngày Cá tháng Tư - 1/4
Mang đến niềm vui, tinh thần thoải mái tới những người xung quanh là ý nghĩa lớn nhất của ngày Cá tháng Tư - 1/4.
Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.
Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày con người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.
Ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ bị người đó giận.
Ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ bị người đó giận.
Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt.

Thế giới kỷ niệm ngày Cá tháng Tư như thế nào?

Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.
Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.
Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).
Ngày cá tháng Tư tại Anh.
Ngày cá tháng Tư tại Anh.
Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".
Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

NGUỒN GỐC NGÀY TẾT HÀN THỰC


Vào ngày Tết Hàn thực 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên món bánh trôi, bánh chay. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời. Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.
Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngày Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.
Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Bánh trôi.
Bánh trôi.

Hướng về cội nguồn

Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩahướng về cội nguồntưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn... Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống dân tộc

Bánh chay.
Bánh chay.
Bánh trôi bánh chay là đặc trưng của ngày lễ này. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ôn lại chuyện xưa

Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tết Hàn thực với món bánh trôi bánh chay truyền thống là dịp để mọi người tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.
Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Cách làm bánh trôi - bánh chay cho Tết Hàn thực

I. Nguyên liệu làm bánh trôi - bánh chay

  • 200gram Bột nếp
  • Đường làm bánh trôi (khoảng 12-14 viên nhỏ) hoặc thay bằng palm sugar (miếng to về cắt nhỏ làm nhân bánh trôi)
  • 30gram đậu xanh đã cà vỏ
  • Vừng trắng
  • Nước cốt dừa, dừa nạo sợi nhỏ (không bắt buộc)
  • Bột năng/ bột đao hoặc bột sắn
Ghi chú:
  • Các bạn nên chọn gạo nếp ngon, ngâm nước qua đêm rồi xóc với tí muối, mang đi xay. Đường nếu tìm được loại đường làm bánh trôi, đã cắt viên là tốt nhất. Nếu không thì thay bằng đường thốt nốt, hoặc dùng đường mía. Nếu không có dạng viên thì có thể dùng đường xay dạng hạt, nhưng có dạng viên thì bánh trôi sẽ ngon hơn.
  • Định lượng ở trên làm được 1 bát bánh chay và 1 đĩa bánh trôi nhỏ, nhiều hơn thì các bạn nhân lên nhé!

II. Hướng dẫn làm bánh trôi - bánh chay

Bước 1: Chuẩn bị bột bánh trôi
Cho bột vào bát to, cho 1 cốc nước vào lò vi sóng quay khoảng 30s-45s cho nước ấm. Từ từ đổ nước vào bát bột, lấy đũa khuấy rồi dùng tay nhào đều.Làm sao cho khối bột dẻo quánh, cầm chắc tay, không bị quá nhão và không bị quá khô. Mô tả cảm quan thì sẽ hơi giống đất nặn của các bé. Bột quá khô thì cầm vào sẽ có cảm giác còn hạt bột bên trong khối bột. Quá nhão thì sẽ có cảm giác hơi ướt, sau này luộc bánh sẽ dễ bị nát và khó đứng bánh.
Cách làm bánh trôi bánh chay
Các bạn chú ý xem bột cũ hay bột mới để biết độ chịu nước sẽ khác nhau. Nhưng để nhận ra bột đạt cũng không khó lắm đâu.
Các bạn cho nước vào từ từ, ít một thì sẽ dễ điều chỉnh hơn.
Bột nhào xong thì lấy nilon gói thức ăn bọc kín cho khỏi bị khô. Tiếp theo đi chuẩn bị hai loại nhân và vừng rắc mặt bánh.
Cách làm bánh trôi bánh chay
Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh chay
Nhân bánh chay: Đậu xanh có thể ngâm với nước ấm trước khoảng 2-3 tiếng hoặc 1 đêm. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước xâm xấp, để lửa vừa. Sau khi nước sôi được một lúc thì hạ lửa, cho đường và chút xíu muối, nêm sao cho vừa ngọt, đun tiếp đến khi cạn nước. Vừa đun vừa lấy cái thìa hoặc muôi lớn, nghiền và đánh đậu xanh cho nhuyễn và tơi. Nếu nước cạn quá nhanh mà đậu xanh chưa chín mềm & chưa nhuyễn thì cho thêm nước.
/data/image/2016/03/31/cach-lam-banh-troi-banh-chay-200.jpg
Đậu xanh sau khi chín và nghiền nhuyễn thì nắm lại thành từng nắm nhỏ cỡ quả trứng chim cút. Nên nắm đậu lúc đậu còn ấm nóng, đậu kết dính sẽ tốt hơn. Có thể trộn thêm dừa nạo vào trong nhân, tùy thích.
  • Nhân bánh trôi: Đường làm nhân bánh trôi cắt thành miếng nhỏ.
  • Vừng rắc mặt bánh: Rang chín khoảng 2-3 thìa vừng trắng, để riêng ra bát.
Bước 3: Nặn bánh trôi, bánh chay
 Nặn bánh trôi, bánh chay
  • Chia khối bột ra làm nhiều phần nhỏ đều nhau và vừa với lượng nhân đã chuẩn bị. Ấn dẹt từng khối bột, đặt nhân vào giữa và gói lại, vo tròn. Cố gắng vo sao cho khít, đừng để không khí lọt vào bên trong nhân, khi đun bánh sẽ dễ bị vỡ.
Bước 4: Cách luộc bánh trôi, bánh chay
Cách làm bánh trôi bánh chay
Thả bánh đã nặn vào nồi nước sôi, luộc đến khi bánh nổi và trong thì vớt ra thả vào bát nước lạnh. Sau đó dùng muôi thủng vớt ra đĩa sao cho đẹp rồi trang trí vừng đã rang lên phía trên mặt bánh.
Cách làm bánh trôi bánh chay
Cách nấu nước bánh chay
Hòa tan bột sắn dây với 100g đường và nước, đặt lên bếp đun sôi sao cho hỗn hợp sắn dây sánh, lỏng thì tắt bếp, thêm nước hoa bưởi vào để tạo mùi thơm.
- Bánh chay múc ra bát, thêm nước sắn dây. Có thể rắc thêm vài hạt đậu đã đồ chín hoặc vài sợi dừa nạo (nếu muốn).
Cách làm bánh trôi bánh chay
Bạn có thể thêm lá dứa, củ dền hoặc trà xanh vào bột để tạo món bánh chay nhiều màu, hấp dẫn.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

MỸ NHÂN KHIẾN TÀO THÁO VÀ QUAN VŨ ĐỀU MÊ

MỸ NHÂN KHIẾN TÀO THÁO VÀ QUAN VŨ ĐỀU MÊ 
Theo Laoren/Qulishi: Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung đã xây dựng lên ba nhân vật xuất sắc nhất và gọi họ là “tam tuyệt”, tức Tào Tháo tuyệt gian, Quan Vũ tuyệt nghĩa, Gia Cát Lượng tuyệt trí. Như vậy đủ thấy bộ ba này nổi bật thế nào vào thời đó.

Tào Tháo tuyệt gian.
Trong lịch sử, có một người phụ nữ “số khổ” bị chồng rũ bỏ lại khiến cho hai trong số “tam tuyệt” này phải tranh giành. Bà họ Đỗ, sử gọi là Đỗ thị. Chồng bà chính Tần Nghi Lộc, là thuộc hạ dưới trướng hổ tướng số một, dũng mãnh vô song thời Tam Quốc – Lã Bố.
Hai người đàn ông khác có liên quan đến bà, một người về sau là Nguỵ Vũ đế Tào Tháo Tào Mạnh Đức, người còn lại chính là Quan Vũ Quan Vân Trường uy phong lẫm liệt khắp vùng đất Hoa Hạ (Trung Quốc).


Quan Vũ tuyệt nghĩa. 
Như vậy đủ thấy Đỗ thị quả là một mỹ nhân. Đã là mỹ nhân, có liên quan đến Tào Tháo thì không có gì lạ, bởi Tào Tháo vốn nổi tiếng là “quỷ háo sắc”, luôn “ngã lòng” trước phụ nữ đẹp. Lạ là ở chỗ, tại sao một Quan Vũ vốn trung nghĩa cái thế, không tham tài mê sắc lại vướng vào “vòng lao lý” vì bà, ba lần xin Tào Tháo nể mặt cho cưới bà?
Sử sách ít đề cập đến những chuyện liên quan đến Tần Nghi Lộc và Đỗ thị, lần đầu tiên họ bước lên sân khấu chính là lúc ở Từ Châu. Tần Nghi Lộc là thuộc hạ của Lã Bố, Đỗ thị là một mỹ nhân thì chắc hẳn Tần Nghi Lộc ít nhất cũng có tướng mạo hơn người, phong độ ngời ngời, nếu không, làm sao ông ta có thể thu phục được người đẹp? Hai vợ chồng họ theo Lã Bố nhiều năm, có một con trai tên là Tần Lãng.
Trong những năm tháng chiến tranh, khi biết bao người ăn bữa hôm lo bữa mai, thì ít nhất họ cũng có một địa vị nhất định, đảm bảo luôn được ăn no mặc ấm.
Nhưng, Lã Bố là một kẻ võ biền hữu dũng vô mưu, thiếu đầu óc chính trị một cách trầm trọng.
Việc Lã Bố chỉ cướp Từ Châu của Lưu Bị, không triệt hạ được tận gốc Lưu Bị, lại chưa từng thật sự muốn vỗ về dân Từ Châu để “dọn cho mình một chỗ thật êm ái” ở đây. Kết quả, Lưu Bị câu kết với Tào Tháo, nhằm vào Lã Bố. Lã Bố cũng biết tình hình không ổn, liền phái Tần Nghi Lộc làm xứ thần đến móc nối với Viên Thuật, đề phòng gặp biến.
Những ai đã từng xem “Tam Quốc diễn nghĩa” thì biết, liên minh giữa một Lã Bố hữu dũng vô mưu và một Viên Thuật vô dũng vô mưu, thật chẳng khác gì đứa kém nắm tay đứa khờ, thật nực cười. Nhưng khi đó người ta lại không nghĩ như vậy.
Lã Bố võ nghệ cao cường, dưới trướng lại có tinh binh hùng mạnh từng vào sinh ra tử cả trăm trận đánh trên chiến trường; còn Viên Thuật binh nhiều lương thực sẵn, là người có dã tâm muốn làm hoàng đế. Hai người này bắt tay nhau sẽ thành một “cặp cộng sự vàng”, ngay cả Tào Tháo cũng phải cân nhắc, suy tính.
Phiên bản Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994)
Tuy Viên Thuật là kẻ hồ đồ, dốt nát, nhưng phóng khoáng, kết giao với nhiều nhân sĩ. Thấy Tần Nghi Lộc phong độ hơn người cũng muốn lôi kéo, liền làm mối một tiểu thư họ Lưu là tông thất nhà Đại Hán cho hắn.
Tần Nghi Lộc nhận “ý tốt” của Viên Thuật, lấy con gái hoàng tộc. Đỗ thị đang mòn mỏi chờ hắn ở Từ Châu bỗng nhiên trở thành “vợ trước” của hắn. Không còn cách nào khác, bà đành phải tiếp tục sống ở cạnh Lã Bố và chăm sóc con trai.
Chẳng bao lâu, Tào Tháo liên kết với Lưu Bị, đem quân đến Từ Châu đánh Lã Bố. Lã Bố tuy dũng mãnh, nhưng không thể chống lại được bọn họ, đành cố thủ trong thành Hạ Bì. Lúc đó, mãnh tướng Quan Vũ của Lưu Bị xông vào đại trướng Tào Tháo, mở lời xin được lấy Đỗ thị. Tào Tháo chỉ nói đó là chuyện nhỏ, để sau hẵng hay. Mấy hôm sau, lần thứ hai Quan Vũ nhắc lại chuyện này, Tào Tháo chỉ ngáp ngắn ngáp dài cho qua chuyện. Lần thứ ba Quan Vũ đề cập đến việc này khiến Tào Táo phải thay đổi thái độ, vốn là kẻ háo sắc có số má thời đó, Tào Tháo rất lấy làm tò mò: Ngay cả Quan Vũ mà phải ba lần yêu cầu được lấy Đỗ thị, không lẽ Đỗ thị là một tuyệt sắc giai nhân? Tào Tháo quyết định phải đích thân xem mặt nàng ta.
Cuối cùng, Tào Tháo đã không đồng ý với yêu cầu của Quan Vũ. Vài ngày sau, khi quân Tào tấn công thành Hạ Bì, Tào Tháo đã ra lệnh cho một đội quân thân tín đánh trước vào phủ đệ nơi Đỗ thị ở. Không ngoài dự đoán, Đỗ thị quả là một đại mỹ nhân! Tào Tháo ngang nhiên chiếm lấy Đỗ thị cho mình. Còn việc Quan Vũ hết lần này đến lần khác thỉnh cầu ông ta chuyện muốn lấy Đỗ thị mấy ngày trước, đương nhiên không được như ý nguyện.
Một người đàn bà mang tiếng bị một gã chồng vô danh như Tần Nghi Lộc vứt bỏ, cuối cùng lại được một “ông trùm” thời Tam Quốc dùng thủ đoạn “hớt tay trên” của một mãnh tướng, đón về phủ đệ của ông ta. Được sự bảo vệ của quân Tào, Đỗ thị mang theo con trai Tần Lãng rời khỏi thành Hạ Bì binh đao loạn lạc, chuyển thẳng đến phủ đệ của Tào Tháo. Từ đó, bà được sống an lành cho đến cuối đời trong thời chiến tranh Tam Quốc đầy khốc liệt.
Tào Tháo – người đàn ông ôm hoài bão lớn trong lòng lại rất đa tình, sẵn sàng tranh đoạt phụ nữ đẹp này đã trở thành chốn đi về cuối cùng của cuộc đời bà. Về sau bà sinh thêm hai người con trai trong số 25 người con trai của Tào Tháo là Tào Lâm và Tào Cổn.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI ĐỀN HÙNG 2017

CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI ĐỀN HÙNG 2017
Sắp đến ngày Giổ Tổ Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng,mời các bạn xem Chương trình tổng thể hoạt động lễ hội Đền Hùng năm Đinh Dậu -2017 để sắp xếp thời gian tham dự các chương trình cho chủ động và hợp lý.
(01/3 đến 10/3 ÂL)
8h00’ - 22h00’
Mở cửa trưng bày hình ảnh, hiện vật, tư liệu về Hát Xoan Phú Thọ.
Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, TP. Việt Trì.
8h00’
Công bố City tour Việt Trì. Ngày 28/3/2017 (ngày 1/3 ÂL)
Từ ngày 29/3 đến 6/4/2017
(2/3 đến 10/3 ÂL)
Sáng: 7h30’
Chiều: 13h00’
Trưng bày hình ảnh, hiện vật, tư liệu "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" và "Cổ vật thời sơ sử đến thế kỷ XIX".
Khai mạc: 9h00’, ngày 29/3/2017.
Bảo tàng Hùng Vương - TP. Việt Trì.
Ngày 31/3/2017
(ngày 4/3 ÂL)
6h30’ - 7h30’
Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của thành phố Việt Trì.
Khu DTLS Đền Hùng.
Từ ngày 31/3/2017
đến 06/4/2017
(4/3 đến 10/3 ÂL)
7h30’ - 22h00' Hội chợ Hùng Vương năm 2017. Quảng trường Hùng Vương, TP. Việt Trì
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DIỄN RA TỪ NGÀY 01/4 ĐẾN 08/4/2017
(ngày 5/3 - 12/3 năm Đinh Dậu)
Từ ngày 01/4
đến 06/4/2017
(5/3 đến 10/3 ÂL)
Từ 7h30’ - 22h00’
Triển lãm sách, báo, tư liệu và trưng bày giới thiệu sách, ấn phẩm gắn với kỷ niệm Ngày sách Việt Nam năm 2017.
Thư viện tỉnh TP. Việt Trì.
Tổ chức gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Thọ và trưng bày các tác phẩm ảnh đẹp Phú Thọ.
Khu DTLS Đền Hùng.
Trưng bày các loài hoa phong lan
Nhà trưng bày phong lan - Khu DTLS Đền Hùng
Trưng bày các tài liệu, hiện vật của đồng bào cả nước
nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật - Khu DTLS Đền Hùng.
Từ 8h00’ - 22h00’
Hoạt động Hội trại văn hóa
Khai mạc:8h00’, ngày 01/4/2017.
Trung tâm lễ hội, Khu DTLS Đền Hùng.
Tổ chức Liên hoan Văn nghệ quần chúng; hát Xoan và dân ca Phú Thọ.
Khai mạc: 8h00’, ngày 01/4/2017.
Sân khấu Trung tâm lễ hội, Khu DTLS Đền Hùng; sân khấu phía Nam Công viên Văn Lang, TP. Việt Trì.
Ngày 01/4/2017
(ngày 5/3 ÂL)
7h30’
Hội thi Bơi chải Việt Trì mở rộng
Hồ Công viên Văn Lang - TP. Việt Trì.
19h45’ - 20h25’
Lễ hội dân gian đường phố (tường thuật trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ).
Đường Trần Phú, TP. Việt Trì.
20h25’ - 21h40’
Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội Đền Hùng năm Đinh Dậu - 2017 (tường thuật trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ).
Sân khấu quảng trường công viên Văn Lang.
21h40’
Bắn pháo hoa
Hồ công viên Văn Lang - TP. Việt Trì.
Từ ngày 02/4
đến 06/4/2017
(6/3 đến 10/3 ÂL)
Sáng: 7h30’
Chiều: 13h30’
Trình diễn “Hát Xoan làng cổ” gắn với điểm du lịch di sản văn hóa.
Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức; đình Hùng Lô, xã Hùng Lô; đình An Thái, xã Phượng Lâu TP. Việt Trì.
Sáng: 7h30’
Chiều: 14h00’
Các giải thể thao quần chúng tỉnh Phú Thọ: bóng chuyền nam, cờ tướng, vật dân tộc, bắn nỏ, đẩy gậy.
- Khai mạc: 14h00’, ngày 02/4/2017 (tức ngày 6/3 năm Đinh Dậu).
Sân Thể thao - Khu DTLS Đền Hùng.
Từ 7h30’ - 22h00’
Tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch và ảnh nghệ thuật về quê hương, con người Phú Thọ.
Bờ hồ công viên Văn Lang, TP. Việt Trì (Khu vực trống đồng)
Từ 19h30’
Chiếu phim phục vụ nhân dân.
Các rạp tại TP. Việt Trì và các địa phương trong tỉnh.
Ngày 02/4/2017
(ngày 6/3 ÂL)
6h00’ - 7h45’
Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân - Khu DTLS Đền Hùng.
8h15’ - 9h30’
Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ - Khu DTLS Đền Hùng
9h00’
Nhà hát Chèo tỉnh Thái Bình biểu diễn.
Sân khấu Trung tâm lễ hội - Khu DTLS Đền Hùng.
19h30’
Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc tỉnh Vĩnh Phúc biểu diễn.
Sân khấu Quảng trường công viên Văn Lang.
Từ ngày 03/4
đến 06/4/2017
(7/3 đến 10/3 ÂL)
Từ 7h30’ - 22h00’
Tổ chức “Hội sách Đất Tổ 2017”.
- Khai mạc: 9h00’, ngày 03/4/2017 (tức ngày 7/3 năm Đinh Dậu).
Khu vực sân khấu Quảng trường công viên Văn Lang.
Ngày 03/4/2017
(ngày 7/3 ÂL)
7h30’
Liên hoan Hát Xoan thanh thiếu nhi TP. Việt Trì.
Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Phú Thọ.
8h00’
Dâng lễ bánh giầy của Đoàn VHDG TP. Hà Nội và lễ bánh chưng của Đoàn VHDG huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ (Đội đạt giải Nhất Hội thi năm 2016).
Đền Thượng, Khu DTLS Đền Hùng.
19h30’
Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc tỉnh Vĩnh Phúc biểu diễn.
Sân khấu Trung tâm lễ hội - Khu DTLS Đền Hùng.
19h30’
Nhà hát Chèo tỉnh Thái Bình biểu diễn.
Sân khấu Quảng trường Công viên Văn Lang.
Từ ngày 04/4
đến 08/4/2017
(8/3 đến 12/3 ÂL)
Từ 19h00’
Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương (có lịch thi đấu riêng).
- Khai mạc: 19h00 ngày 04/4/2017 (tức ngày 8/3 năm Đinh Dậu).
- Trận Chung kết + Bế mạc: 21h00 ngày 8/4/2017 (tức ngày 12/3 năm Đinh Dậu).
Nhà tập luyện và thi đấu TDTT tỉnh, TP. Việt Trì.
Ngày 04/4/2017
(ngày 8/3 ÂL)
7h00’
Rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích.
Khu DTLS Đền Hùng.
Từ 8h00’ - 20h00’
Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ V.
-Khai mạc: 8h00, ngày 04/4/2017 (tức ngày 8/3 năm Đinh Dậu).
- Bế mạc: 19h00, ngày 04/4/2017 (tức ngày 8/3 năm Đinh Dậu).
Sân Trung tâm lễ hội - Khu DTLS Đền Hùng.
10h00’
Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - Hà Nội biểu diễn.
Sân Trung tâm lễ hội - Khu DTLS Đền Hùng.
19h30’
Sân khấu Quảng trường công viên Văn Lang.
Ngày 05/4/2017
(ngày 9/3 ÂL)
8h00’
Hội thi bơi Chải truyền thống trên sông Lô.
Phường Bạch Hạc, TP. Việt Trì.
Từ 8h00’
TP. Hà Nội và các tỉnh: Thái Bình, Bình Phước, Bến Tre tiến dâng lễ vật.
Đền Thượng - Khu DTLS Đền Hùng.
Từ 8h00’-11h00’
Biểu diễn múa rối nước của tỉnh Thái Bình
Khu vực Hồ Khuôn Muồi, tiếp giáp Khu vực sân thể thao – Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
15h00’
9h00’-10h00’
Đoàn nghệ thuật tỉnh Bình Phước và Bến Tre biểu diễn.
Sân Trung tâm lễ hội - Khu DTLS Đền Hùng.
19h30’
Đoàn nghệ thuật tỉnh Bình Phước và Bến Tre biểu diễn.
Sân khấu Quảng trường công viên Văn Lang.
Ngày 06/4/2017
(ngày 10/3 ÂL)
6h30’
Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đền Thượng - Khu DTLS Đền Hùng.
Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn các huyện, thành, thị.
Các huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ.
8h00’ - 11h00’
Biểu diễn múa rối nước của Nhà hát Múa rối Thăng Long - Hà Nội.
Khu vực Hồ Khuôn Muồi, tiếp giáp Khu vực sân thể thao - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
15h00’
15h30’
Trao thưởng các hoạt động: Hội trại VH; Liên hoan VNQC, Hát Xoan và dân ca Phú Thọ.
Sân trung tâm lễ hội – Khu DTLS Đền Hùng
Số điện thoại Thường trực Ban Tổ chức: 02103.860.026 - 02106.551.666

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

ẤN TƯỢNG

ẤN TƯỢNG VỀ VỊ CHỦ TỊCH HÀ NỘI

(Bài đăng hôm nay trên trang giaoduc.net.vn)

  
Hà Nội không vội được đâu” là câu được nhiều người nhắc đến . Nhưng với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung thì có lẽ ông tâm niệm phải xoá bỏ ấn tượng này trong đầu óc của người dân, trước hết là với công dân Thủ đô.

       Tôi không có dịp quen biết ông từ trước nhưng thật ngạc nhiên khi ông cho người mang hoa đến tặng tôi nhân ngày Nhà giáo Việt Nam và mời dự tiệc cùng giới trí thức và văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân. Tưởng như thế đã đủ để tôi cảm động lắm rồi, không ngờ một ngày cách đây không lâu ông mời tôi lên làm việc riêng với ông tại văn phòng Chủ tịch thành phố. Biết tôi đã 80 tuổi rồi nên ông gọi bằng Bác , xưng Cháu. Tôi hơi ngượng vì chưa bao giờ một lãnh đạo cấp cao lại xưng Cháu chứ không phải xưng Tôi như các đồng chí khác.
        Tôi thấy thật thoải mái và dốc hết bầu tâm sự với ông về mọi kiến nghị của tôi trong việc xây dựng Thủ đô giàu mạnh, văn minh như truyền thống của người Tràng An từ xa xưa. Ông ghi chép trong một cuốn sổ dày rồi ông trình bày lại về từng điểm. Tôi thực sự bất ngờ vì những mong ước của tôi đã có trong suy nghĩ của ông lâu nay. Về chuyện đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm ông đã chuẩn bị kế hoạch huy động các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam lần lượt thay nhau về trình diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô và khách quốc tế trong những ngày nghỉ cuối tuần tại không gian quanh hồ. Về Hồ Tây ông cho biết đã thoả thuận để các bạn từ Cộng hoà Liên bang Đức sang giúp đỡ nạo vét và tạo một cột nước cao 200m nhằm tạo thêm oxy cho các sinh vật sống trong hồ. Ban đêm đèn màu chiếu vào cột nước ấy thì thật sinh động biết bao. Về cây xanh ông rất hào hứng kể về kế hoạch trồng mới 1 triệu cây che bóng, đặc biệt là di rời các cây nhỏ bé trên đường lên sân bay Nội Bài về nơi ươm trồng lại để thay bằng các cây khác lớn hơn và to đẹp hơn. Kế hoạch này sau đó tôi đã thấy được triển khai ngay. Về trật tự đường phố nhất là giải phóng vỉa hè, trả lại quyền sử dụng cho người đi bộ, ông tỏ ra hết sức bức xúc và mới gần đây ông đã hết sức kiên quyết khi thẳng thắn vạch ra nguyên nhân mà ít ai dám nói đến. Đó là sự bảo kê của chính lực lượng Công an và sự thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền Quận, Huyện. Ông sẽ thẳng tay thi hành kỷ luật những đơn vị không thực sự thực hiện chủ trương của lãnh đạo Thành phố. Có người bảo ông bắt chước lãnh đạo Quận I thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi thấy ông đã có ý định từ khi gặp tôi trước đó khá lâu rồi.

        Đặc biệt để lại một ấn tượng sâu sắc với tôi là việc sau khi nghe tôi kề chuyện về cháu Lê Thị Thắm bẩm sinh không có cả hai tay nhưng viết bằng chân mà được giải nhất về chữ đẹp của tỉnh Thah Hoá. Gần đây cháu đã thi đỗ vào khoa Tiếng Anh của Đại học Hồng Đức. Tôi thấy ông đứng lên đi vào phòng trong và lấy ra một chiếc phong bì. Ông nói : Bác chuyển giúp cháu 3 triệu đồng tiền riêng của cháu, không phải của Uỷ ban đâu, để động viên cho cháu Thắm”. Tôi đã vào nhà cháu Thắm để chuyển tận tay cho mẹ con cháu món quà tình nghĩa thật sự rất đáng cảm động này. Hôm nay cháu đã học xong một học kỳ và đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, biểu dương một tấm gương vượt khó đáng để cho đông đảo các bạn trẻ noi theo.
        Khi tôi tỏ ra lo lắng về sức khoẻ của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung thì ông trả lời rất thẳng thắn là mọi khó khăn đã qua rồi. Ông đã phẫu thuật đường ruột thành công và nay không cần thuốc men gì nữa. Một khối u nhỏ như hạt đậu ở phổi đã được các chuyên gia ở Pháp khẳng định nay đã thành sẹo và không có gì đáng ngại. Tôi thật sự vui mừng vì sức khoẻ của ông .Vì nhờ sức khoẻ ấy ông sẽ cùng Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải và các đồng chí lãnh đạo khác dốc sức làm thay đổi diện mạo của Thủ đô, xứng đáng là một Thủ đô hoà bình, xanh –sạch-đẹp, văn minh, giàu mạnh và tiến bộ. Hà Nội đã và sẽ xứng đáng là Trái tim của cả nước và sẽ là tấm gương cho các tỉnh thành khác noi theo.