Trang

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

VĨNH BIỆT FIDEL

VĨNH BIỆT FIDEL.

Vũ Giang

Người tận bên kia quả địa cầu

Việt Nam dường thấy vẫn gần nhau
 
Người nêu gương sáng cho người trước

Truyền lại niềm tin thế hệ sau

Bè bạn mến yêu bao luyến tiếc


Cu ba  kính trọng mãi dài lâu

Người đã ra đi còn để lại

Nỗi nhớ, tình thương mãi đậm sâu...

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

TIỄN ĐƯA




Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường 
Nặng tình đồng chí lại đồng hương! 
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến 
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường! 
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ 
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương 
Đi đi, non nước chờ anh đó! 
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương...

(9-1964) 

Bắt đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Chí Thanh lại trở về với quân đội. Anh tình nguyện vào Nam chiến đấu. Cuộc tiễn đưa Nguyễn Chí Thanh đi chiến trường từ Bác Hồ đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính phủ, quân đội và gia đình thật là quyến luyến. Nhà thơ Tố Hữu, người bạn tù đang là uỷ viên Bộ Chính trị theo tiễn một chặng đường và làm thơ tiễn.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

NỖI NHỚ GỬI VÀO THƠ

NỖI NHỚ GỬI VÀO THƠ
(Ngũ bộ xa luận, liên hoàn vận)

Nỗi nhớ theo về dệt áng thơ
Đong đầy cảm xúc thỏa mong chờ
Thất ngôn mến luật lòng xao xuyến
Lục bát say vần dạ ngẩn ngơ
Ngược thuở hàn vi tình đậu bến
Xuôi miền ký ức nghĩa neo bờ
Ân tình đọng lại nhòe trang vở
Ta cứ mơ hoài ta cứ mơ.
Ta cứ mơ hoài ta cứ mơ
Bao đêm thao thức với nàng thơ
Ngũ ngôn dào dạt thương người đợi
Tứ tuyệt mênh mang nhớ kẻ chờ
Tìm vận mệt nhoài khua lóng ngóng
Kiếm từ đói lả viết lơ ngơ
Canh tàn chở nguyệt sang sông ái
Bến vắng lao xao sóng vỗ bờ.
Bến vắng lao xao sóng vỗ bờ
Gió lùa lành lạnh tắm hồn mơ
Thương Cha vất vả tràn ly tủi
Nhớ Mẹ tảo tần nghẹn tứ thơ
Lối cũ sương giăng khắc khoải đợi
Đường xưa tuyết rải mỏi mòn chờ
Hoàng hôn buông khói mờ nhân ảnh
Cúi nhặt dư âm mắt ngác ngơ
Cúi nhặt dư âm mắt ngác ngơ
Quặn lòng đau đáu ngóng trông bờ
Chiều chiều xuống bãi xúc mớ tép
Sáng sáng trèo non hái sọt mơ
Tiếng sáo ngân nga vang ký ức
Lời ru da diết vọng ngày thơ
Ngọt ngào dư vị thời xa vắng
Quê cũ bao năm vẫn ngóng chờ
Quê cũ bao năm vẫn ngóng chờ
Nhuốm màu ký ức thuở ngu ngơ
Ánh trăng đêm muộn vờn lưng núi
Cánh sóng chiều tan đuổi cuối bờ
Nghĩa cũ theo về bừng giấc mộng
Tình xưa níu lại cháy niềm mơ
Thả từng cảm xúc theo vần điệu
Nỗi nhớ theo về dệt áng thơ.
28.11.16


HOÀI NIỆM TUỔI HỌC TRÒ
(Lộc Lư – Xa luân Ngũ bộ)

Xao xuyến làm sao buổi tựu trường
Thắp dòng hoài niệm cháy niềm thương
Tiếc hôm nũng Mẹ dắt vào lớp
Thèm bữa đòi Cha cõng khắp đường
Lưu luyến ơn Thầy muôn thuở nhớ
Dạt dào nghĩa bạn suốt đời vương
Bâng khuâng tìm lại ngày xưa cũ
In dấu rêu phong phủ kín tường

Thắp dòng hoài niệm cháy niềm thương
Xao xuyến làm sao buổi tựu trường
Ngày đến rộn ràng tung khắp nẻo
Chiều tan khấp khởi chạy ven đường
Vần thơ lục bát còn lưu luyến
Bài toán cộng trừ mãi vấn vương
Tìm suốt cuộc đời không đáp số
Lần theo hoài niệm hỏi ai tường

Thèm bữa đòi Cha cõng khắp đường
Đong đầy nỗi nhớ mãi còn vương
Bồi hồi biết mấy ngày khai hội
Xao xuyến làm sao buổi tựu trường
Kiếm bạn giải bày bao vướng mắc
Tìm Thầy thọ giáo việc chưa tường
Hoàng hôn rải tím khung trời mộng
Tiếng Mẹ ru hời lắng điệu thương

Dạt dào nghĩa bạn suốt đời vương
Kỷ niệm còn lưu ở báo tường
Mộc mạc vần gieo dăm chữ nhớ
Đơn sơ nét họa mấy dòng thương
Nghẹn ngào như thể giờ chia lớp
Xao xuyến làm sao buổi tựu trường
Mắt dõi xa xăm lòng quặn thắt
Dáng ai thấp thoáng cuối con đường

Còn dấu rêu phong phủ kín tường
Ngày về viết tiếp những yêu thương
Cây bàng rợp bóng che hiên lớp
Gốc phượng bung hoa rực giảng đường
Câu hẹn năm nao tô sắc thắm
Lời thề thuở ấy nhuốm tơ vương
Nhớ thời cắp sách cay cay mắt
Xao xuyến làm sao buổi tựu trường

THƠ TRÀO PHÚNG VỀ TRƯỜNG VÀ THẦY TRÒ

Từ khi tốt nghiệp Đại học ra công tác ,thời gian đứng trên bục giảng 30 năm, 4 năm học cao học kể cả ở trong nước và ở nước ngoài , 2 năm học thêm một bằng đại học nữa tổng cộng tôi đã vừa công tác vừa học tập 36 năm.Vì tôi dạy ngoại ngữ nên không kịp trở tay với những thay đổi kỳ cục của ngành giáo dục nước ta.Tôi đã trải qua tới 8 trường phổ thông kể cả cấp 2 và cấp 3 mà bây giờ gọi là THCS và THPT.Có tới 3 trường chỉ dạy 1 năm rồi phải chuyển.Trường tôi công tác lâu nhất là từ năm 1988 đến 2000 (trong đó có 2 năm học tiếng Anh chuyên tu để "chuyển tay lái"từ dạy tiếng Nga sang dạy tiếng Anh rồi về hưu.Vì có những bieesb đổi như thế tôi có dịp quan sát cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của đội ngũ Thầy ở một số trường.Mạt tích cực tôi đã nói nhiều trong các bài viết trước đây với bao hình ảnh đẹp của Thầy và trò của các trường.Mặt tiêu cực chỉ mới nêu ở một vài bài mới đây.Hôm nay mới các bạn xem tiếp những hình ảnh vui vui của một vài thầy mà tôi quan sát được ở trường tôi dạy lâu nhất.Đó là trường ở phía Bắc Sông Thao.Thành lập năm 1980 sau trường LONG CHÂU SA, 20 năm
CẢNH TRƯỜNG 
Lũy tre bao bọc quanh hào
Nhưng gai những gốc ai vào cũng ghê
Từ khi có bác Choang về 
Chặt đổ cả cụm khen chê ồn ào
Bây giờ biết tính làm sao
Có nên rào lại có đào nữa không
Trồng cây thì cứ việc trồng
Nhưng mà rào lại thì không cần gì
Mà nên mở rọng lối đi
Để trường thoáng mát những khi gió về
Khách xa ai dám cười chê
Dân tình vui vẻ hả hê cả trường.

PHỤ TRÁCH TRƯỜNG
Có anh "trưởng giả" học làm sang
Mũ cối kinh dâm cưỡi xế càng
Xe đạp có lần quẹo tay lái
Xe máy khéo mà ngã xuống  hang
Chuyện là thế này:
Vào những năm cuối của thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, trường nơi tôi dạy bỗng nhiên xảy ra một sự kiện làm đảo lộn hàng ngũ giáo viên.Lúc đó cho là thừa biên chế.Các tổ đều cho là thừa giáo viên nên đành phải đẩy nhau đi bằng cách bỏ phiếu để "loại trừ" nhau. Năm đó kể cả Hiệu trưởng cũng phải chuyển đi.Một giáo viên là Bí thư chi bộ của trường được Sở giáo dục cho một cái tên hữu danh vô thực ,chẳng phải Hiệu trưởng cũng chẳng phải quyền hiệu trưởng mà là "PHỤ TRÁCH TRƯỜNG".Chúng tôi gọi đùa là "TRƯỞNG GIẢ"(theo cái tên một vở hài kịch của Mô li e.)Thầy này cũng thích chơi sang khi ấy xe máy còn hơi hiếm nên thầy  mua được cái xe babesta ,mà ta thường gọi là "ba bét nhè"thì thầy thích lắm.Ghi đông xe ấy ngỏng lên như 2 cái càng cua nên tôi gọi nó là "xe càng".Phàm những ai đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm nhưng thầy chẳng có nên sẵn cái mũ cối khi đi bộ đội về thầy ta diện luôn .Để cho  thêm oai anh thầy đeo luôn cả kính dâm trông thật hợm hĩnh.Trước đó thầy dùng xe đạp ,có lần xe bị gẫy ống giang thầy bị ngã khá đau .Hôm sau đến trường thầy chia sẻ: Hôm qua xe mình bị "cướp tay lái" nên bị ngã một cái khá đau. Khi mua được "xế càng" rôi thầy tự đắc lắm.Vì thế bài trên ra đời để phác họa hình ảnh của thầy này.Các bạn đừng cười nhé.
Thầy PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Trường này dạy Tóan có thầy Boàn
Hiệu phó đâm ra lại hóa nhàn
Tiền hệ A ,B tiền phụ cấp
Còn bao tiền khác thật miên man
THẦY TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN
Trường này dạy Toán có thầy Tranh
Tuổi tác ,tuổi nghề cũng bậc anh
Đoàn thể hai chân ,chân chủ nhiệm
Lại chân tổ trưởng chả ai tranh
THẦY DẠY MÔN HÓA HỌC
Trường này dạy Hóa có thầy Tiền
Đong đếm, cân đo đến phát phiền
Dạy sáng dạy chiều ,dạy chủ nhật
Vì trường, vì lớp đâu ...vì tiền !
THẦY DẠY MÔN VẬT LÝ
Thầy Ca (K) dạy Lý ở trường này
Mê mải "bon sai" kể cũng hay
Bài giảng ào ào như "thác đổ"
"Bạt phong"điểm chác thế thì gay
THẦY DẠY MÔN LỊCH SỬ
Dạy môn Lịch sử có thầy Nhơn
Chửa nói đã cười trẻ nó nhờn
Thầy nói Liễu Thằng cổ bị chém
Thế thì hỏi gối vẫn còn hơn
CÔ DẠY MÔN KỸ THUẬT
Trường này dạy Kỹ có cô Cong
Theo đạo đến giờ vẫn một lòng
Bán sách lại còn bán cả chữ 
Xỏ xin mượn mõ thì đừng hòng

Vài bài thơ trào phúng góp vui để thấy thêm hình ảnh các Thầy các cô trong thời mở của thật đa dạng, phong phú sinh động trong giảng dạy và trong sinh hoạt.Tên thật của các Thầy các cô trong các bài thơ đã được tay đổi.Các Thầy cô có nhắc đến không có mặt trong các ảnh này.Các tình tiết các bài thơ người trong cuộc mới hiểu hết được.Các bạn đọc chỉ nên cảm chứ đừng nên hiểu và suy diễn.















Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

TẶNG CAM

VỀ BÀI THƠ “CẢM ƠN NGƯỜI TẶNG CAM”

Nữ sĩ Hằng PhươngNữ sĩ Hằng PhươngNữ sĩ Hằng Phương (1907-1983) có ghi những dòng sau đây trong những tập bản thảo để lại:

“Hôm nay là ngày mồng một tết dương lịch năm 1946. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập mới hơn bốn tháng. Tôi ngồi ở chợ Thanh Hóa đợi một người bạn mua vài thứ, rồi cùng về Hà Nội. Tôi đi Thanh Hóa chuyến này bằng ôtô hàng vì xe lửa không chạy được”

Những bức tường lớn quanh chợ đều kẻ khẩu hiệu chữ to đập vào mắt tôi: “Hồ Chí Minh muôn năm!” làm cho tôi rất cảm động, nhớ đến một việc xảy ra trước đó vài ngày. Tình hình Thủ đô ta lúc bấy giờ thật lộn xộn, chính quyền cách mạng còn trong trứng nước. Bọn phản động dựa vào quân đội nước ngoài để quấy rối. Hôm đó, tôi đang đi ở phố Hàng Thiếc thì gặp một bọn chừng hơn mười đứa vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đòi cơm áo cho dân”. Bầy người lộn xộn và hung hăng đi đến giữa phố thì một em trai, chừng mười hai tuổi, chạy ra đứng giữa đường, giang tay chắn ngang và hô lớn: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Bọn phản động tóm lấy em, định hành hung. Đồng bào đi đường và đồng bào ở các nhà đổ ra ôm lấy em bé, gạt bọn phản động ra:

“- Các người yêu cầu tự do, các người muốn nói gì cũng không ai cấm. Thằng em nó nói lên lòng kính yêu Cụ Hồ của nó, các người cấm sao được!”.

Bọn kia đuối lý, đành bỏ đi. Bà con nói với nhau:

“Nghe đâu bọn này được thuê mỗi đứa ba đồng đấy!”.

Nhớ lại hình ảnh dũng cảm của em bé mà tôi mến phục. Tôi lại nhớ đến những mẩu chuyện về Cụ Hồ mà tôi được biết qua anh Hoàng Hữu Nam, anh họ tôi. Hàng ngày anh được làm việc với Bác ở Bắc Bộ phủ. Lúc đó, đề phòng địch đánh úp Hà Nội, cán bộ ta cứ tối đến là đem tài liệu ra ngủ ở một nhà quen, xa trung tâm thành phố. Các anh gọi là: “ngủ du kích”. Anh Nam thường đến ngủ nhờ gia đình tôi ở Thái Hà. Anh kể cho chúng tôi nghe: Bác làm việc rất khuya, trời rét căm căm, nghe tiếng một em bé rao bánh mỳ vào nửa đêm, Bác mở cửa nhìn theo, ứa nước mắt. Bác thường ăn cơm cùng anh em làm việc ở Bắc bộ phủ, Bác ước mong sau này, nhân dân ta, mỗi gia đình hằng tuần được ăn một con gà…

Những mẩu chuyện ấy cứ trở lại trong đầu tôi khi ngồi ở chợ tỉnh Thanh. Tôi đã được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là Cụ Nguyễn Ái Quốc, nhà cách mạng vĩ đại đã từng bôn ba nhiều nước, đã từng chịu đựng nhiều gian nan để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đồng bào vô cùng kính mến và tin tưởng Cụ. Cụ là người lãnh đạo cuộc cách mạng, đánh đuổi thực dân giành độc lập cho Tổ quốc.

Tôi nhớ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình và khi Người đến khai mạc “Triển lãm văn hóa bí mật và công khai” ở trụ sở Hội văn hóa cứu quốc. Người làm việc nhiều, lo nghĩ nhiều, lại mới ở chiến khu về, nên vóc gầy và xanh xao. Tôi nghĩ thế và nhìn thấy những thúng cam vàng tươi đầy chợ. Có thứ cam làng Giòng, quả nhỏ bằng miệng chén trà, vỏ mỏng, ngọt lịm. Tôi thường nghe nói bà con nông dân có củ khoai to, quả bí lớn thì gửi biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi nảy ra ý định là mua thứ cam quý này đem về biếu Người. Giống cam Giòng cũng hiếm, tôi chọn mua được mười quả đẹp nhất, cành lá xanh tươi. Một chục quả cam có lẽ ít quá, tôi nghĩ như vậy, nhưng rồi tự nhủ: ít mới quý, Chủ tịch Hồ Chí Minh cò cần nhiều đâu. Trên xe ô tô về Hà Nội, tôi nâng niu gói cam trên tay, sợ xe xóc, cam bị giập.

Xe chạy qua khu đèo Đồng Giao, hai bên đường lau sậy cao vút. Lúc này ở đây bọn cướp có súng thường xông ra chặn đường cướp của, đôi khi giết người. Lần trước đi qua, thoáng thấy bóng người trong đám lau sậy, tôi đã giật mình. Nhưng chuyến đi này, gói cam đã thu hút mọi cảm nghĩ của tôi. Một chục cam nhỏ mọn này làm sao nói lên được tấm lòng nhân dân quý mến Người? Tôi chợt nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh hay làm thơ, chắc Người cũng thích thơ ca. Hay ta làm mấy câu thơ kèm theo gói cam kính dâng Người? ý nghĩ ấy làm cho tôi sung sướng quá, muốn reo lên, xe chạy qua Đồng Giao lúc nào tôi không biết…

Thế là từ dó cho tới khi về đến nhà, tôi mải miết nghĩ về mấy câu thơ. Đến trưa hôm sau, tôi mới làm xong. Khoảng ba giờ chiều hôm ấy (2-1-1946), tôi lên Bắc Bộ phủ.

Vào những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng tiếp nhân dân, nếu ai muốn yết kiến lãnh tụ của mình. Ở cổng vào Bắc Bộ phủ có anh vệ quốc quân rất trẻ đứng gác. Tôi xin phép vào, anh hiền lành gật đầu, không đòi hỏi giấy tờ gì cả. Vào đến phòng khách, tôi đưa gói cam nhỏ và chiếc phong bì trong có bài thơ, và nói với đồng chí tiếp khách:

- Thưa ông, tôi đi xa về, có gói cam kính biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với bài thơ. Chiều nay, sau bữa cơm, nhờ ông đưa giúp lên để Cụ tráng miệng.

Đồng chí tiếp khách liền nói:

- Ấy, Cụ đang ở phòng bên. Cụ sắp sang bây giờ. Bà chờ một tí.

Được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là một điều tôi vô cùng mong ước, nhưng lúc bấy giờ không hiểu sao tự nhiên tôi lại sợ, nếu gặp Người thì biết nói năng ra sao, vì đã có bài thơ thay lời tôi. Tôi lúng túng trả lời:

- Thưa ông, thì giờ quý báu của Cụ còn để lo việc nước, tôi đâu dám làm mất thì giờ của Cụ.

Nói xong, tôi chào đồng chí đó, rồi tất tả bước xuống thềm ra khỏi cổng, chào anh vệ quốc, rồi đi mau ra đường. Hết hồi hộp, trên đường về nhà tôi lại lo: Mình làm như thế có điều gì bất kính với Bác Hồ không? Hay những chuyện nhỏ mọn ấy lại làm mất thì giờ của Người? Tôi lo lắm, không yên tâm, nhưng không dám thổ lộ với ai.

Đến tối ngày 8-1-1946, như thường lệ, anh Hoàng Hữu Nam về nhà tôi, vừa thấy tôi, anh nói ngay:

“- Tôi thấy Cụ có bài thơ: “Cảm ơn người tặng cam” ở báo đấy”.

Tôi mừng quá, hỏi anh có đem tờ báo theo không? Anh nói anh bận quá nên đã quên, không đem theo tờ báo về.

Sáng hôm sau, tôi lên Hà Nội đến phố Hàng Bồ và mua được tờ Tiếng gọi phụ nữ - Cơ quan tuyên truyền của Phụ nữ cứu quốc, số 11 ra ngày 8-1-1946, thấy một mục có những dòng như sau:

Thơ của Hồ Chủ tịch trả lời Bà Hằng Phương:

“Bà Hằng Phương gửi biếu tôi một gói cam, kèm theo một bài thơ. Vì không biết chỗ Bà ở, tôi không biết gửi thơ cảm ơn đến đâu. Nên tôi nhờ báo Tiếng gọi phụ nữ đăng mấy lời cảm tạ của tôi như sau:

Thơ Bà Hằng Phương kính gửi Hồ Chủ tịch

Cam ngon Thanh Hóa vốn Giòng
Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu.
Đắng cay Cụ nếm đã nhiều
Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây
Cùng quốc dân hưởng những ngày
Tự do, hạnh phúc tràn đầy trời Nam
Anh hùng mở mặt giang san
Lưu danh thiên cổ, vẻ vang giống nòi.

Tháng giêng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
năm thứ hai (2-1-1946)
Hằng Phương
Kính bút


Trả lời

Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai
Tháng 1 năm 1946
Hồ Chí Minh 

Tôi cầm tờ báo, xúc động, nước mắt trào ra. Cách đó vài hôm, anh Hoàng Hữu Nam bảo tôi: “Cụ Hồ có hỏi tôi về người biếu cam”. Tôi nói: “Nó là em cháu”.

“Như vậy, cô nên đến gặp Cụ”. Tôi định đến Tết ta thì lên Bắc Bộ Phủ chúc tết Người.

Ngày tết, theo tục cổ truyền của dân tộc, ai có áo đẹp nhất, mới nhất đều đem ra mặc. Cũng như mọi người, mồng một Tết Bính Tuất, Hằng Phương vấn tóc trần như mọi ngày, mặc áo lụa tím dài thêu kim tuyến, quần xa tanh trắng, đi giày nhung đỏ do cô thêu lấy trên mũi giày con phượng bằng kim tuyến, khoác áo măng tô đen, cổ áo bằng lông thú. Cô cầm một bông cúc trắng to và một cành tùng mua từ hôm trước, lên Bắc Bộ phủ. Đem tùng và cúc lên chúc Tết Cụ Hồ, Hằng Phương có ý dựa vào điển: “Cúc tùng vẫn tiết”, ví người anh hùng có khí tiết, chịu đựng gió sương mà vẫn cứng cáp, xanh tươi như cây tùng, cây cúc.

Trở về nhà, Hằng Phương kể:

Đến cửa phòng khách (ở Bắc Bộ phủ) thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở phòng bên đi ra. Đồng chí tiếp khách nói với Người: “Người biếu cam…”. Đồng chí ấy nói nhỏ, nhưng ở nơi yên tĩnh, tôi nghe được.

Người đi vào phòng khách, giơ tay ra hiệu cho tôi vào. Người đi trước, tôi và đồng chí tiếp khách theo sau.

Thấy tôi đứng, Cụ đưa hai tay vẫy, bảo tôi ngồi xuống. Tôi bỏ ví xuống ghế, hai tay cầm bông cúc và cành tùng tiến đến dâng Người và nói:

- Cháu là Hằng Phương, năm mới, cháu lên chúc Cụ mạnh khỏe sống lâu với non sông đất nước, lãnh đạo cách mạng thắng lợi.

Cụ vui vẻ cầm bông cúc và cành tùng cắm vào cái bình ở bàn và lại giơ tay ra hiệu cho tôi ngồi xuống ghế. Nghe tôi nói giọng miền Nam, Cụ hỏi – tiếng sang sảng như tiếng chuông:

- Chị ở miền Nam mới ra à?

- Thưa Cụ, quê cháu ở Quảng Nam, chồng cháu là người ngoài này.

Cụ nói:

- Dạo trước, gửi cho tôi bài thơ và gói cam, nhưng chị không vào gặp, lại không ghi địa chỉ, nên tôi mới đăng báo.

Tôi thưa:

- Cháu đã được đọc bài thơ Cụ trả lời. Thật vinh dự lớn nhất đời cháu.

Cụ “hừ” nhỏ một tiếng, như ông bác đối với cháu, và nói:

- Chị phong kiến thế! Đưa thơ thì phải vào gặp.

Tôi thưa:

- Cháu sợ mất thì giờ của Cụ!

Cụ gọi lấy nước uống. Đồng chí tiếp khách rót nước đã nguội, Cụ liền bảo:

- Lấy nước khác! Lấy nước khác!

Tôi vội cầm chén nước uống hết và nói:

- Thưa Cụ, cháu đã uống rồi!

Ý nghĩ của tôi là: được uống nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban cho, dù nước nguội cũng quý. Tôi đứng dậy nói:

- Hôm nay, cháu lên chúc tết Cụ, được thấy Cụ hồng hào hơn ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập” ở Quảng trường Ba Đình và ngày Cụ đến khai mạc “Triển lãm văn hóa” cháu rất lấy làm mừng.

Người nói một cách bình dị:

- Ấy là vì tôi ở miền rừng núi lâu ngày nên bị ngã nước.

Thấy tôi đứng dậy, Cụ giơ tay ra hiệu bảo tôi ngồi xuống.

Tôi vâng lời Người. Người hỏi:

- Thế hôm nay lên chúc tết tôi có thơ không?

Tôi thưa:

- Cháu chưa nghĩ được câu nào.

Người bảo:

- Từ rày, hễ có thơ thì gửi tôi xem!...

Tôi kính đáp:

- Cháu xin vâng lời Cụ dặn.

Người lại hỏi:

- Thế chị làm gì có cam Thanh cho tôi?

Tôi thưa:

- Cháu vào bán hàng ở Thanh Hóa.

Cụ hỏi :

- Đi buôn à?

Tôi thưa:

- Cháu đem ít văn phòng phẩm vào để bán, để giúp thêm cho gia đình. Cụ lại hỏi:

- Thế anh ấy làm gì?

Tôi nói:

- Thưa Cụ, chồng cháu viết văn, dạo này, đường sá khó đi, sách bán không chạy, nên nhà xuất bản không lấy sách nữa. Ngay những khi họ lấy sách, người viết cũng chẳng được là bao. Rồi sách mình bày đẹp đẽ trong tủ hàng của họ, người viết sách qua đường nhìn tác phẩm của mình cũng hững hờ chàng Tiêu vậy.

Nghe tôi nói thế, Người cười và bảo:

- Chị về nói cho anh chị em nhà văn biết: Từ rày có cách mạng, người viết văn sẽ không bị bóc lột nữa. Rồi sẽ có chế độ nhuận bút giải quyết thích đáng quyền lợi của văn nghệ sĩ.

Tôi thầm nghĩ: ngày Tết chắc còn nhiều khách muốn vào thăm Người nên tôi định đứng dậy, Người biết ý, vẫy tay bảo hãy ngồi xuống, và Người hỏi tôi:

- Thế chị có mấy cháu?

- Thưa Cụ, cháu đã có sáu cháu, chúng đều còn nhỏ ạ.

Người cười và bảo:

- Rồi chị sẽ có một chục!

Người gọi lấy kẹo. Đồng chí tiếp khách đem ra một hộp kẹo rất đẹp đặt lên bàn. Người cầm hộp kẹo đưa cho tôi và dặn:

- Chị đem về chia cho các cháu, nói là quà Tết của Cụ Hồ. Tôi đứng dậy, hai tay bóp lấy hộp kẹo, cảm tạ Người và cúi đầu chào, xin phép Người ra về.

Người giơ tay bắt tay vôi và dặn lại:

- Từ rày có thơ thì gửi cho tôi xem.

Tôi kính đáp:

- Cháu xin nhớ lời Cụ.

Trong suốt đời làm thơ của mình, có bài thơ nào của mình mà Hằng Phương cho là được, cô đều chép gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh xem. Những ngày Người đã yếu, Người còn chú ý đến bài bút ký: “Trong phong trào ba đảm đang – Hướng ra tiền tuyến” của Hằng Phương đăng trên báo Nhân dân (Số 5383 ra ngày 8-1-1969) viết về Đại hội thanh niên xung phong ở Cầu Cấm. Người cho cầm số báo đến nhà, hỏi lại Hằng Phương cho rõ và Người đã căn cứ vào bài bút ký nói trên ban giấy khen Đại hội thanh niên xung phong số 333 (Báo Nhân dânsố chủ nhật 9-2-1969).

(trích từ sách Bác Hồ với đất Quảng, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, tr.116-125)

P.S.: Cám ơn chị Kim Yến đã cung cấp bài viết về Bác Hồ

MỘT VÀI HÌNH ẢNH NHÀ TRƯỜNG VÀ THẦY TRÒ TRONG THỜI MỞ CỬA

MỘT VÀI HÌNH ẢNH NHÀ TRƯỜNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI  MÀ TÔI ĐÃ THẤY Ở MỘT TRƯỜNG THPT  NƠI TÔI  CÔNG  TÁC 

CỔNG TRƯỜNG
Trông xa bảo đấy cổng trường
Lại gần trông thật khác thường khó tin
Hai gian nhà nhỏ hai bên
Sân phơi ở giữa tít trên nóc nhà
Cổng chính ít được vào ra
Đi toàn công nhỏ ai mà dám kêu
Cho dù tốn kém bao nhiêu
Có nên xây lại xin nêu để bàn
Gửi ông Thư ký Công đoàn
DIZIKIMI
(Cổng này nghe nói trước kia ông Thư ký công đoàn thiết kế xây dựng quá tốn kém mà trông thật kỳ cục nên sau này đã đập bỏ để xây lại)
SÂN KHÂU CỦA TRƯỜNG
Sân khấu ở ngoài trời
Hai cột đứng chơi vơi
Che lấp khi biểu diễn
Cũng nên đập đi thôi
(Sân khấu trường này xây cũng rất ký cục.Trước sân khấu ở 2 bên đều xây các áp phích và những cột rất to để tạo dáng hoành tráng.Nhưng vì thế khi biểu diễn che lấp một phần rất lớn.Sau này các cột và các áp phích cũng được đập đi)
HIỆU TRƯỞNG
Hiệu trưởng trường này có một bộ sậu thật đặc biệt gồm Chủ tài khoản chính là HT, Thủ quỹ là một giáo viên Trung văn không còn giảng dạy nữa,kế tóan của của trường cộng thêm các nhân viên phục vụ khác như cấp dưỡng ,lễ tân hỗ trợ)
Bộ phận này khi có thanh tra đến đón tiếp rất nồng nhiệt ,phong bì đầy đủ nên mọi chuyện đều êm xuôi.Chỉ khi sự việc bị bại lộ như việc cắt đất cho giáo viên làm nhà,chặt những cây cổ thụ của trường ,rồi tự cắt đất chính cho mình để làm nhà HT mới bị tịch thu nhà đất và buộc phải về hưu sớm.
CHẾT CÓ PHEN
Rượu (D)năm mươi độ(Đ)bốc hơi men
Ký( K) tứ ký tung chỉ vì tiền
Lợi (L)nhuận(N) hương(H)hoa cùng hưởng lạc(L)
"Lũ chấn(C)bốn cho"chết có phen.
(Các chữ trong ngoặc là tên viết tắt của HT và các nhân viên như đã nói ở trên)
KHÓC CÁC CÂY XÀ CỪ BỊ CHẶT
Long Châu Sa mái trường đây
Đẹp thêm vì có hàng cây xà cừ
Xà cừ xanh tốt từ xưa
Quanh năm bóng mát bây giờ còn đâu
Tan xương nát thịt rơi đầu
Còn thân chúng cũng thi nhau lột trần
Tham quyền còn muốn chen chân
Mưu toan chiếm đất chặt dần từng cây
Long Châu Sa hỡi có hay
Ai người tàn hại tám cây xà cừ ?!
CÁC NGÔI NHÀ ĐƯỢC HT CẮT ĐẤT LẦN LƯỢT MỌC LÊN.
(Mỗi nhà khi mừng tân gia họ đều mời tôi và tôi đọc tặng họ bài thơ trong đó tên của chủ nhà là các chữ viết tắt trong bài thơ ,tên thật ở phía trước chữ đó)
1.NGÔI NHÀ"ĐẦU TIÊN"
"Đầu tiên" mọc một cái nhà
Trông xa cứ ngỡ là tòa hoa sen
Lại gần ai cũng phải khen
Ấy nhà Thủ quỹ (K+T) tắt đèn từ lâu!
(Thủy quỹ là người được HT cắt đất đầu tiên để làm nhà .Nhà thì nghèo không biết lấy tiền đâu để làm nhà) 

2.NHÀ Đ+M
Độ(Đ) này trời đi vắng
Đất cứ khóc sụt sùi
Tết về ngôi nhà mới
Bình minh(M)hửng lên rồi
3.NHÀ V+N
Nào còn nghi(N) hoặc chi đâu
Rõ ràng bật một cái lầu ba gian
Có lên tầng nữa còn bàn
Xem ra vượng(V)khí còn chan chứa nhiều
4.NHÀ T+Đ
Tỉnh (T)say cũng một ngôi nhà
Cho con để đức(Đ)hiền hòa một khi
Qua đường kẻ lại người đi 
Khen chê cũng chẳng làm gì được nhau
Kín trên bền dưới trước sau
Có rời thì cũng còn lâu mới rời
5.NHÀ C+H
Chân chỉ hạt bột
Bột gột nên hồ
Làm ăn căn (C)bản
Cửa nhà tự lo
Biết điều tốt bụng
Mọi người giúp cho
Cửa nhà yên ấm
Mọi điều khỏi lo
6.NHÀ N+T
Nhà xây toàn gạch xỉ
Cho nên ít tốn phí
Cóp nóp bấy nhiêu năm 
Nhặt từng li, từng tí
Kiến ta tha lâu đây lỗ
Chung lưng cùng xây tổ
Tết tống cựu nghinh(N) tân
Có nhà riêng đỡ khổ.
7.NHÀ T+Đ
Tính(T)toán xây nhà thỏa ước mơ
Từ nay hết cảnh đi ở nhờ
Nhà rộng vợ con ta hồ quét
Lên xuống ra vào sương ngẩn ngơ
Những con người trên ,những quang cảnh trên tôi được tận mắt chứng kiến dù chỉ công tác ở đây có 1 năm .Đó là trường LONG CHÂU SA thành lập từ năm 1960.Trường bây giờ khang trang rồi.Cái cổng và các cột ở sân khấu đã bị đập bỏ .Một hàng cây mới đã được trồng lai.Các ngôi nhà của các Thầy khi được cắt đất xây dựng vẫn còn đó và được sửa sang đẹp đẽ hơn.Lần KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG tôi được mời về dự và có làm bài thơ sau:
TRƯỜNG LONG CHÂU SA
Long Châu Sa ,Long Châu Sa
Tên trường tình nghĩa mặn mà Bắc Nam
Trường ta đã nói là làm
Khó khăn quyết vượt gian nan không lùi
Thầy trò chung một niềm vui
Cùng nhau ca hát những lời thiết tha
Long Châu Sa ,Long Châu Sa
Vang vang tiếng hát chung hòa niềm vui
Xa trường lòng thấy bùi ngùi
Ước mong có những ngày vui trở về

DIZIKIMI














Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

MỘT VÀI HÌNH ẢNH THẦY TRONG THỜI QUAN LIÊU, BAO CẤP QUA VĂN THƠ

MỘT VÀI HÌNH ẢNH THẦY TRONG THỜI QUAN LIÊU, BAO CẤP QUA VĂN THƠ 

Hình ảnh tốt đẹp về các Thầy về nhà trường ta đã nói nhiều rồi nhất là trong những ngày kỷ niệm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11.Nhưng ta cũng không thể quên trong thời kỳ quan liêu bao cấp khoảng thập kỷ 70 ,80 của thế kỷ trước.Cái gì cung dùng tem phiếu .Cái gì cũng phân phối.Phân chia đẳng cấp xã hội thật nực cười. Từ những hiện trạng xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện hàng loạt những câu vè,  câu ca dao ,câu đối nghe thật xót xa bi đát về xã hội nói chung và về nghề Thầy cũng không ngọai lệ
Đơn cử một vài câu vè ,câu ca dao câu đối trong thời kỳ đó:
Phân phối hàng hóa ,thực phẩm thì:
1)
Xương xẩu giáo dục
Thịt nục Uỷ ban 
Tim gan Thị ủy

Câu đối:
1)
GIẤY TRẮNG ,PHẤN TRẮNG ,BÀN TAY TRẮNG
BẢNG ĐEN ,MỰC ĐEN ,CUỘC ĐỜI ĐEN
2)
ĐÊM BA MƯƠI ,THẦY GIÁO XÉ GIÁO ÁN DÁN ÁO(chơi chữ nói lái)
SÁNG MỒNG MỘT, KỸ SƯ ĐẠP ĐỔ BÀN BẢN ĐỒ (chơi chữ: nói lái ) 
3)THẦY GIÁO THÁO GIẦY ĐI CHÂN ĐẤT
NHÀ TRƯỜNG ,NHƯỜNG TRÀ UỐNG NƯỚC TRONG
4) Câu đối dài hơn (chơi chữ : nói lái)
THẦY GIÁO ,THÁO GIẦY ,THÁO CẢ ỦNG , THỦNG CẢ ÁO, XÉ GIÁO ÁN DÁN ÁO
NHÀ TRƯỜNG ,NHƯỜNG TRÀ NHƯỜNG CẢ HOA , NHÒA CẢ  HƯƠNG, NHỜ LƯƠNG HƯU , LƯU HƯƠNG.
Tôi đã công tác ở một số trường trong một thời gian dài và nhìn thấy hình ảnh có thật của một số Thầy từ đầu đến chân ,viết vài bài thơ trào phúng thế này:
1 ) MŨ CỦA THẦY
(NÓI VUI VỚI THẦY DẠY VẬT LÝ)
Li e trăm múi* không vành 
Nắng mưa chẳng quản theo anh đến trường
Có lương mà lại chậm lương
Thân tôi rách nát ai thương tôi cùng ! 
(* Li e trăm múi : cách nói đùa cáí mũ lá cọ)
2) DÉP CỦA THẦY:
(NÓI VUI VỚI THẦY DẠY GDCD)
Trông kìa đôi dép tụt quai
Ngắm đi ngắm lại của ai thế này
Thì ra là của một Thầy
Tiền lương chậm trễ suốt ngày tụt quai
3)TRANG PHỤC TOÀN THÂN CỦA THẦY:
( NÓI VUI VỚI THẦY DẠY TIẾNG PHÁP)
Trông kìa Thầy diện com lê
Chân đi dép lốp nón mê đội đầu
Hỏi thăm Thầy dạy những đâu
Có nói tiếng Pháp ,tiếng Tầu ,tiếng Nga
Thầy rằng: Dạy cũng chẳng xa
Tôi thì thích nói tiếng ta thực tình
Tiếng nước ngoài dám đâu khinh
Nhưng  mà chỉ nói một mình mà thôi
Tiếng Pháp chỉ nói tiếng bồi
Nhưng mà được cái đứng ngồi rất Tây
Dại khôn  Thầy vẫn là Thầy
Không Thầy thì đố chúng mày làm nên
DIZIKIMI
Bây giờ những hình ảnh trên đã không còn nữa.
Mong sao đời sống của các Thầy ngày một được cải thiện. 

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11



LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VŨ YỂN NĂM  HỌC 2016-2017




VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG










MÍT TINH  CHÀO MỪNG NGÀY NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11



























CÁC ĐẠO BIỂU VÀ HỌC SINH TẶNG HOA CHO CÁC THẦY ,.CÔ











TẶNG QUÀ CHO CÁC CỰ GIÁO CHỨC





 PHÁT PHẦN THƯỞNG









VĂN NGHỆ
















CHỤP ẢNH KỶ NIỆM































TỌA ĐÀM  VÀ LIÊN HOAN