NHẬT QUỲNH
Nhật Quỳnh là hoa lai giữa Quỳnh Hương và Thanh Long. Nếu như Quỳnh Hương màu trắng, nở một đêm, có hương thơm, thì Nhật Quỳnh có nhiều màu, không thơm, nở nhiều ngày chưa tàn.
Cây Càng cua (Hoa nhật quỳnh) có tên khoa học Zygocactus truncatus (Hax) Moran, tiếng Anh là Christmas Cactus Cùng họ xương rồng, thân dẹp màu xanh phân nhánh chia đôi như càng con cua. Có hoa đỏ hay tím, tía ở ngọn. Cây ưa ẩm và bóng râm. Trồng vào chậu nhỏ cho nhiều mùn hay bã chè, hoa nở vào dịp tết đương lịch tới tết âm lịch. Muốn cho hoa to và sai, người ta thường ghép cây này vào cây thanh long và thường trồng vào chậu.
Cũng có người chia ra các loại hoa Nhật Quỳnh, hoa Tiểu Quỳnh và hoa Càng cua như sau:
+Tiểu (nhật) quỳnh và Càng cua có thân lá nhỏ còn nhật quỳnh có thân lá lớn
+Tiểu (nhật) quỳnh và nhật quỳnh có hoa giống hoa xương rồng còn càng cua có hoa khác hoa xương rồng (phát hoa dài hơn giống hình càng con cua)
+Nhật Quỳnh có hoa lớn,nở ban ngày .Có nhiều loại nhất:Trắng tuyền, Trắng viền vàng, Trắng gân đỏ, Đỏ ,Hồng phấn,Vàng nhạt,Vàng đậm, Tím cánh sen, Tím họng trắng và tím đậm .Ngoài ra ở Đà Lạt còn khoảng trên 10 giống nhật quỳnh được lai tạo và sưu tập do giới nghệ nhân làm ra để chơi mà không bán.
+Càng cua có rất nhiều loại và nhiều màu. Được lai tạo với cả nhật quỳnh và tiểu nhật quỳnh—>nhiều màu lạ (Khoảng trên 15 giống) như: Vàng ,Vàng lưỡi tím, Đỏ cánh sen, Đỏ đậm, Trắng hồng, Trắng viền tím……..
+Tiểu (nhật) quỳnh và nhật quỳnh có hoa giống hoa xương rồng còn càng cua có hoa khác hoa xương rồng (phát hoa dài hơn giống hình càng con cua)
+Nhật Quỳnh có hoa lớn,nở ban ngày .Có nhiều loại nhất:Trắng tuyền, Trắng viền vàng, Trắng gân đỏ, Đỏ ,Hồng phấn,Vàng nhạt,Vàng đậm, Tím cánh sen, Tím họng trắng và tím đậm .Ngoài ra ở Đà Lạt còn khoảng trên 10 giống nhật quỳnh được lai tạo và sưu tập do giới nghệ nhân làm ra để chơi mà không bán.
+Càng cua có rất nhiều loại và nhiều màu. Được lai tạo với cả nhật quỳnh và tiểu nhật quỳnh—>nhiều màu lạ (Khoảng trên 15 giống) như: Vàng ,Vàng lưỡi tím, Đỏ cánh sen, Đỏ đậm, Trắng hồng, Trắng viền tím……..
Trồng quỳnh
Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên.
Hoa Quỳnh rất dễ trồng, chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Ngày nay, quỳnh thường được trồng trong chậu để dễ di chuyển khi xem hoa nở và có thể trồng bằng cách cắm cành. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, Quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Có thể để quỳnh trong nhà nhưng phải đặt ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào.
Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng, có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài. Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón ” Peters 20-20-20″, “Miracle Gro”, hoặc “Super Bloom” mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).
Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.
Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Trong tự nhiên, quỳnh mọc bám vào thân cây khác trong những khu rừng nhiệt đới nhưng không phải sống ký sinh mà chỉ sống dựa vào chất đất mùn bám trên vỏ cây. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.
Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.
Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.
Hoa cỡ nhỏ, đường kính từ 3-5 inch:
Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.
Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.
Hoa cỡ trung bình, đường kính từ 5-7 inch:
Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.
Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.
Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:
Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.
Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.
Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đã cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo “Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ”, có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), thì hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,…
Ở Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:
Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ).
Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.
Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng …với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.
Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Trong tự nhiên, quỳnh mọc bám vào thân cây khác trong những khu rừng nhiệt đới nhưng không phải sống ký sinh mà chỉ sống dựa vào chất đất mùn bám trên vỏ cây. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.
Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.
Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.
Hoa cỡ nhỏ, đường kính từ 3-5 inch:
Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.
Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.
Hoa cỡ trung bình, đường kính từ 5-7 inch:
Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.
Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.
Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:
Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.
Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.
Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đã cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo “Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ”, có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), thì hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,…
Ở Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:
Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ).
Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.
Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng …với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 1
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 2
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 3
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
4
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 5
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 6
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 7
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
8
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 9
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
10
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
11
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 12
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
13
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 14
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
15
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
16
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
17
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 18
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 19
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 20
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 21
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh -
23
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 24
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 25
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
- 26
Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh - 27