Trang

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

ĐỘC ẨM

ĐỘC ẨM
(THỂ LỘC LƯ)



28-5-2013 THĂM THI LÃO PHAN THỊ THANH MINH


NGÔ NGUYỄN , THANH HÀ , PTHIJ THANH MINH,QUẾ HẰNG & DIZIKIMI



NGÔ NGUYỄN , TRẦN QUÊ & XUÂN TRÀ


DIZIKIMI, TRẦN QUÊ & XUÂN TRÀ


DIZIKIMI,QUẾ HẰNG, PHAN THỊ THANH MINH & 
Độc ẩm nào đâu có lẻ đôi

Lẽ thường chỉ uống một mình thôi
Nguyệt, hoa, trà, tửu  dường tri kỷ
Thi, họa, cầm, kỳ hẳn bạn rồi
Nhiều  lúc say sưa nhìn chuếnh choáng
Đôi khi hờ hững thấy chơi vơi
Giao lưu, xướng họa  thêm thi hứng
Còn khỏe còn vui đến trọn đời

Trên tường bóng thẫm chính hình tôi
Độc ẩm nào đâu có lẻ đôi
Mình nhắp trà thơm hình cũng nhắp
Ta nâng rượu quý  bóng nâng mời
Chiều chiều nhấp nháp vui quần ẩm
Sáng sáng nhâm nhi độc ẩm thôi
Hái quả , ngắm hoa hay tỉa cảnh
Làm xong vui vẻ thảnh thơi ngồi

Sướng khổ, buồn vui đã trải rồi
Về quê hưu trí đó mà thôi
Ngắm trăng nghiêng chén năng nên bạn
Độc ẩm nào đâu có lẻ đôi
Đồ đạc thích chơi theo kiểu cổ
Áo quần ưa mặc mốt tân thời
Yêu thơ, hiếu khách quên ngày tháng
Ta chọn mỗi ngày một thú vui

Sau khi cơm nước đã xong xuôi
Láp tốp mở ra trước mặt rồi
Đăng tải thơ mình luôn ngóng đợi
Đổi trao ý bạn vẫn chờ thôi
Phản hồi, cảm nhận ta cùng “nhắp”*
Độc ẩm nào đâu có lẻ đôi
Cứ thế hàng ngày vui bất tận
Nhiều người như thế chẳng riêng tôi
  
Du lịch hàng năm  dạo khắp nơi
Danh lam, thắng cảnh đã thăm chơi
Tây, Tàu có lúc từng sang học
Anh, Pháp đôi khi  được đón mời
“Trọng đạo tôn sư “ lòng vẫn vững
Yêu nghề mến trẻ dạ chưa nguôi
Nàng Thơ thao thức luôn mời gọi
Độc ẩm nào đâu có lẻ đôi
Chú thích 1) * “Nhắp “chuột (trong máy tính)
2) nhắp rượu, nhắp trà....
DIZIKIMI

P TTM, ĐĂNG THUYẾT, NGÔ NGUYỄN, NGUYỄN LÂM CẨN, THANH HÀ & DIZIKIMI


TRẦN QUÊ ,PTTM, THANH HÀ, ĐĂNG THUYẾT, NGUYỄN LÂM CẨN, NGÔ NGUYỄN & DIZIKIMI


NGÔ NGUYỄN , NGUYỄN LÂM , THANH HÀ VÀ DIZIKIMI


SAY SƯA  TRAO ĐỔI


PTHTM , ĐĂNG THUYẾT, NGÔ NGUYỄN & NGUYỄN LÂM CẨN


DIZIKIMI , PHAN THỊ THANH MINH & QUẾ HẰNG


ĐĂNG THUYẾT, DIZIKIMI VÀ BẠN CỦA ĐĂNG THUYẾT VỚI CÁC BÀI HÁT ĐI VÙNG NĂM THÁNG


NGUYỄN LÂM CẨN  VÀ ĐĂNG THUYẾT TRONG LÚC CAO HỨNG






DIZIKIKIMI VÀ LÂM CẨN TẠI NHÀ LÂM CẨN


TRẦN MẠNH TUÂN ,QUẾ HẰNG, PTTM VÀ BẢO LỘC


DIZIKIMI VÀ NGUYỄN VIXNG TUYỀN


DIZIKIMI , NGUYỄN VĨNH TUYỀN VÀ NGÔ NGUYỄN
CHÉN ĐỢI
(Thể lộc Lư)
Một mình nhắp đắng nhớ chung bôi
Má thắm môi tươi ngập mộng đờì
Mơ dựng Nhà Loan lên chót đỉnh
Hẹn chèo Thuyền Phượng vượt trùng khơi.
Rượu đang còn đó tình đang độ
Người đã xa rồi nghĩa chẳng vơi
Uống cả tâm tình sao vợi cạn
Uống vơi niềm nhớ cứ dâng mời..
Thương lắm người xa cách biệt vời
Một mình nhắp đắng nhớ chung bôi
Dầm dề lá liễu cơn mưa xối
Mòn mỏi cành mai giọt mắt rơi
Phiêu bạt người đi buồn khó tả
Thầm thì kẻ ở gượng vui chơi
Tình ta thơm mãi nồng men rượu
Biết đến bao giờ nỗi nhớ nguôi.
Bờ tre ven nội đó ai ơi
Lãng đãng chiều hè mưa nhẹ rơi
Cùng bạn uống say vào lối mộng
Một mình nhắp đắng nhớ chung bôi
Em cười,nâng,đặt,lời yêu thốt
Anh bảo,cụng,mời,xin hẹn thôi
Con tạo xoay vần đà lỗi nhịp
Để người đi hút bóng phương trời.
Người đợi,tình chờ chẳng thể vơi
Hoài mong tin nhạn phía chân trời
Tình chồng như rượu tràn ly sánh
Nghĩa vợ là men quyện thắm môi
Hai chén đưa hương thương cách mặt
Một mình nhắp đắng nhớ chung bôi
Tối thơ đàm đạo cùng ngâm vịnh
Nỗi nhớ dâng tràn ắt khó vơi.
Dâng tràn nỗi nhớ mãi không thôi
Thao thức từng đêm tưởng một người
Chắp nối thơ dài theo tiếng gọi
Đợi chờ một bóng gửi từng lời
Bình còn sóng sánh,bình đầy ắp
Người nhớ nôn nao,tình chẳng vơi
Nâng chén cùng thơ buồn độc ẩm
Một mình nhắp đắng nhớ chung bôi.
Phan Thị Thanh Minh

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

THĂM THÀNH CỔ LOA


SAU KHI DỰ NGÀY HỘI SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC TRÊN
ĐƯỜNG VỀ NHÀ TÔI 
GHÉ 
THĂM THÀNH CỔ LOA MÀ
BẤY LÂU NAY CHƯA CÓ DỊP ĐẾN THĂM 
SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH .
MỜI CÁC BẠN XEM VÀ CẢM NHẬN

Thành Cổ Loa - Kinh đô của nhà nước Âu Lạc





Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảngthế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Vị trí địa lý

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. 

Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.

Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. 

Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.

Cấu trúc Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".

Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. 

Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.

Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m. 

+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy". Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu.

Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Đền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần. 

Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần.

Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.

+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch, vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. 

Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.

Giá trị của thành Cổ Loa

Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu.

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.

Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc và văn hóa thời An Dương Vương.

Di vật khảo cổ

Trên khu vực thành Cổ Loa, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, tiền đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đất nung và trống đồng Cổ Loa từ thời An Dương Vương. 

Các nhà khảo cổ đã phát hiện được di tích nơi cư trú đã tồn tại trước khi xây dựng thành Cổ Loa thuộc buổi đầu thời đại đồ sắt./.

(TTXVN/Vietnam+)



CỔNG ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG






CỔNG THÀNH NHÌN TỪ TRONG RA



MẮT TRONG CỦA RỒNG ( LUÔN CÓ NƯỚC TRONG)




MẮT ĐỤC CỦA RỒNG ( KHÔNG CÓ NƯỚC NẾU MƯA XUỐNG THÌ NƯỚC SẼ ĐỤC)


ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG





KHÁCH THẬP PHƯƠNG VIẾNG THĂM ĐỀN



THẮP HƯƠNG Ở BÀN THỜ PHỤ MẪU


TRƯỚC CỬA ĐỀN THỜ



CỔNG THÀNH 


ĐÌNH CỔ LOA





CÙNG VỚI KHÁCH DU LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC THĂM ĐỀN THỜ CÔNG CHÚA MỴ CHÂU






TRƯỚC CỔNG ĐỀN THỜ CÔNG CHÚA MỴ CHÂU





VỚI KHÁCH TỪ CA NA ĐA




TƯỢNG CÔNG CHÚA MỴ CHÂU





ĐỀN THỜ CÔNG CHÚA MỴ CHÂU




CHÙA BẢ SƠN VÀ ĐỀN THỜ CÔNG CHÚA MỴ CHÂU











TƯỢNG CAO LỖ NGƯỜI CHẾ TẠO NỎ THẦN














TRƯỚC TƯỢNG CAO LỖ







GIẾNG  NGỌC NƠI TRỌNG THỦY TRẪM MÌNH ( NHƯ MỘT CÁI AO TRÒN SAU LÙM CÂY PHÍA XA)








GIẾNG NGỌC NƠI TRỌNG THỦY  NHẢY XUỐNG ĐỂ TỰ TỬ








BÊN AO CÓ NGỌC TỈNH ( GIẾNG  NGỌC) XA XA LÀ ĐỀN THỜ ANH DƯƠNG VƯƠNG












CỔNG ĐỀN THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG





NHỮNG VÀNH TƯỜNG ỐC BẰNG ĐẤT XUNG QUANH THÀNH CỔ LOA